Loét miệng, lưỡi luôn mang đến sự đau đớn, khó chịu. Biểu hiện là trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng.
Đốm này sẽ to dần hơi mọng nước, vài ngày sau vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, gây đau và khó chịu, làm ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp.
Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 7 – 10 ngày rồi có thể tái diễn đợt khác tương tự.
Nguyên nhân có thể là bạn bị thiếu một vài vitamin, khoáng chất như vitamin C, B12, Sắt, Kẽm, Folate... mất cân bằng nội tiết tố, virus Herpes, hay căng thẳng, lo lắng, thậm chí do vô tình cắn, nhai vào lưỡi, miệng.
Để chấm dứt tình trạng nhiệt miệng này, bạn có thể sử dụng những phương pháp sau từ nguyên liệu tự nhiên:
Nước cốt dừa là một cách tự nhiên và đơn giản để trị loét miệng, nhiệt miệng. Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể súc nước cốt dừa một ngày ba lần để giảm tình trạng khó chịu, đau đớn. (Ảnh: Boldsky)
Pha 1 muỗng canh baking soda với 1 muỗng cà phê nước thành hỗn hợp sệt. Bạn có thể bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vết loét.
Baking soda có những đặc tính giúp giảm lượng vi khuẩn tại vết loét. Hoặc bạn cũng có thể pha 1 muỗng baking soda với nước ấm để súc miệng trước khi đi ngủ.
(Ảnh: Boldsky)
Trà hoa cúc là một loại thảo dược và đã được dùng như một phương thuốc cổ truyền suốt nhiều thế kỉ qua.
Trà hoa cúc có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, được sử dụng để điều trị nhiệt miệng rất hiệu quả. Uống trà hoa cúc từ 3 đến 4 ngày, những vết loét trong miệng sẽ giảm hẳn.
(Ảnh: Boldsky)
Chiết xuất từ nha đam là phương thuốc tốt nhất để trị nhiệt miệng. Tất cả những gì bạn cần làm là súc miệng với nước nha đam, nó sẽ xoa dịu và làm lành vết thương rất nhanh và rất hiệu quả.
Hoặc bạn cũng có thể ép thịt nha đam lấy nước rồi bôi trực tiếp lên vết loét, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
(Ảnh: Boldsky)
Nghệ và mật ong cũng là hai phương thuốc cực kì hiệu quả.
Bạn có thể trộn nghệ với nước rồi thoa lên vết loét, hay trộn 1 muỗng cà phê mật ong với 1/4 muỗng cà phê nghệ để tạo thành hỗn hợp nhão, sau đó dùng tăm bông sạch bôi lên vết loét và khu vực xung quanh.
(Ảnh: Boldsky)
Các tác nhân gây tê trong dầu đinh hương có thể giúp bạn giảm đau rất hiệu quả. Trộn 1/2 muỗng cà phê dầu ô liu với 5 giọt dầu đinh hương.
Sau đó dùng tăm bông sạch nhúng vào hỗn hợp rồi bôi lên vết loét trong khoảng 10 phút. Cơn đau do vết loét mang đến sẽ giảm hẳn.
(Ảnh: Boldsky)
Đun sôi lá sầu đâu trong nước khoảng 30 phút sau đó lọc lại. Dùng nước lá sầu đâu súc miệng trước và sau mỗi bữa ăn. Hoặc bạn cũng có thể nhai lá sầu đâu thường xuyên để ngăn ngừa nhiệt miệng.
(Ảnh: Boldsky)
(Nguồn: boldsky)