Một concept minh họa của các nghệ sỹ cho công nghệ môi trường tự thích ứng của NASA
Chương trình Giới thiệu Công nghệ sáng tạo và tiên tiến (NIAC) của NASA gần đây được coi là tác nhân đặt nền móng cho những thiết kế, sản phẩm đầy tiềm năng, mà theo Cơ quan đầu não trong lĩnh vực Hàng không và Vũ trụ này, hứa hẹn sẽ là bước đi đột phá của tương lai.
Không phải là những minh họa, hình ảnh đẹp mắt nhưng xa vời như trước đó, dự án lần này sẽ có một vai trò mật thiết, gắn liền với chuyên môn và ứng dụng thực tế.
Trong quá trình chuẩn bị cuối cùng với tên gọi “Giai đoạn 2”, 8 đề tài xuất sắc nhất đã được lựa chọn để bắt tay vào công cuộc “hiện thực hóa những giấc mơ”, trong đó phải kể đến 3 công trình nghiên cứu trọng tâm đến việc kiến thiết nên một môi trường sống nhân tạo với đầy đủ điều kiện hỗ trợ trên vũ trụ.
Kết cấu công trình thích nghi với thay đổi trong tương lai
Cấu trúc linh hoạt - Thiết kế tự động thích nghi
Áp lực du hành trong không gian chắc chắn sẽ ít nhiều trở nên nhẹ bớt đi nhờ vào những trạm vụ trũ dừng chân dọc theo hành trình.
Vì vậy, dự án “Môi trường thích nghi” bước đầu được ra mắt cùng kế hoạch tích hợp vào một số điểm mốc những robot có chức năng lắp ráp, xử lý kết cấu, với mục đích không chỉ tạo ra một hệ thống trạm dừng luân phiên, mà còn có thể sửa đổi chúng sao cho phù hợp với nhu cầu về sau.
Công trình hiện tại sẽ được khởi động bằng cách phân tích khả năng, sau đó tiến hành đưa một mẫu lên phạm vi ngoài quỹ đạo Mặt trăng.
Hơn nữa, giới khoa học cũng khẳng định thêm rằng, nếu thành công, sự hiện diện của những thiết kế trên với mật độ cao sẽ không còn là điều xa lạ.
Ứng dụng vỏ từ trường
Từ trường bảo vệ
Chưa nói đến việc định cư và sinh sống, ngay cả đặt chân lên Sao Hỏa thôi cũng không hề dễ dàng một chút nào.
Một trong những khó khăn gay go nhất chính là: Làm cách nào để hạ cánh tàu an toàn lên bề mặt hành tinh này mà không vô tình đâm sầm xuống hay bốc cháy dữ dội?
Giải pháp là một lớp từ trường xung quanh (Magnetoshell) bao bọc lấy thân con tàu. Khi xuyên qua bầu khí quyển, các nhà nghiên cứu cho rằng tác động qua lại từ những yếu tố bên ngoài khi ấy sẽ đóng vai trò như một hệ thống phanh hãm tốc độ tiếp theo, đủ để cho phép giảm vận tốc đến mức an toàn, đồng thời tiêu hao ít nhiên liệu hơn so với ban đầu.
Dự án đã được lên kế hoạch một cách khẩn trương, đặt mục tiêu chính với 2 hành tinh: Sao Hỏa và Sao Hải Vương.
Thậm chí, đội ngũ phụ trách còn tin tưởng vào ứng dụng của công nghệ này sẽ cung cấp nền tảng cho việc khám phá toàn bộ Hệ Mặt trời trong tương lai không xa.
Thiết kế minh họa buồng ngủ của SpaceWork
Lựa chọn số 1 cho những hành trình kéo dài
Dù ít hay nhiều, thời điểm nào cũng xuất hiện hàng tá những câu hỏi liên quan tới những gì sẽ xảy ra với những hành trình dấn sâu vào trong không gian.
Nhưng tạm gác lại những thắc mắc đó, trước tiên ta cần phải đảm bảo chắc chắn chuyến đi được thực hiện thành công, và cái giá phải trả có thể kéo dài tới hàng năm trời.
Đó chính là nguyên nhân xúc tác chính yếu, là mảnh đất màu mỡ cho công nghệ “buồng ngủ sâu” này nảy nở, phát triển.
Nguồn gốc của tên gọi này như vậy là do đó chưa thật sự là “ngủ đông” như ta thường thấy trong các bộ phim viễn tưởng, ít nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Thay vào đó, sản phẩm được thiết kế với tác dụng toàn quyền bảo vệ, hỗ trợ tình trạng sức khỏe an toàn của phi hành gia trong quá trình “ngủ sâu” giữa một chuyến đi dài.
Tham khảo: Gizmodo