VOA: "Gấu Nga" quay trở lại châu Phi, Trung Quốc coi chừng lực cản sấm sét tiềm ẩn

Thủy Thu |

Nga đang đẩy nhanh tốc độ trở lại châu Phi nhằm giành sự ủng hộ của châu lục này trên trường quốc tế, vô hình trung tạo ra lực cản vô hình mạnh mẽ đối với chiến lược của TQ.

Liên Xô giải thể, TQ lấp chỗ trống ở châu Phi

Đài phát thanh tiếng nói Hoa Kỳ VOA nhận định, sự mở rộng ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc tại Châu Phi đang ngày càng thu hút sự chú ý của Nga.

Theo truyền thông Mỹ, chỉ tính riêng trong hai tháng 10, 11, tờ Sputnik (Nga) đã đăng tải một số bài xã luận phân tích về các hoạt động của Trung Quốc tại Châu Phi và đề cập việc Nga quay trở lại lục địa đen này.

Tờ này cho rằng, sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga không thể tiếp tục ảnh hưởng tới châu Phi trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, quân sự v.v... Trung Quốc sau đó đã lấp chỗ trống do Liên Xô để lại ở châu Phi.

Sự tan rã của Liên Xô đã giúp Trung Quốc dễ dàng và thuận tiện hơn để mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi, Sputnik viết.

Được biết, Trung Quốc hiện đã thay thế Nga trở thành nhà cung cấp vũ khí chính cho các nước châu Phi. Do vũ khí Trung Quốc có giá rẻ và dễ sử dụng nên chúng dễ dàng thâm nhập vào châu Phi kể từ sau những năm 1990. Không chỉ vậy, mà nhiều quốc gia châu Phi hiện đang còn bị hấp dẫn bởi kế hoạch Vành đai và con đường của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, theo tờ này chính những động thái của Trung Quốc cũng đã vấp phải sự bất mãn của người dân bản địa, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thái độ phân biệt chủng tộc.

Hiện nay, khi Trung Quốc đang hoạt động tích cực ở châu Phi thì Nga cũng đã bắt đầu quay trở lại.

Tại Diễn đàn kinh tế St. Petersburg năm ngoái và năm nay, cuộc đối thoại Nga-châu Phi cũngđược tổ chức hai lần liên tiếp.

Chuyến thăm 5 nước châu Phi của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi đầu năm đã đặc biệt thu hút sự chú ý của thế giới. Sau chuyến thăm, ông Lavrov đã tổ chức một cuộc họp đặc biệt tại Bộ Ngoại giao Nga, kêu gọi xây dựng chiến lược trở lại châu Phi của Nga.

Tại hội nghị quốc tế về hợp tác nghị viện được tổ chức tại Moscow vào tháng 6 vừa qua, Viện nghiên cứu Nga-Phi đã tổ chức một cuộc thảo luận bàn tròn đặc biệt về "Liên minh Nga-Châu Phi". Moscow cũng tuyên bố, họ đang nối lại quan hệ với châu Phi.

Vào cuối tháng 10, diễn đàn Nga-Châu Phi đã được tổ chức tại Moscow. Ngoại trưởng Nga Lavrov và các quan chức cấp cao khác đã tới dự sự kiện này.

Sự kiện này được cho là màn khởi động để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi sắp tới. Hồi tháng 7, Tổng thống Putin cho biết, Nga đang nghiên cứu kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi. Một số nhà ngoại giao Nga nói rằng hội nghị thượng đỉnh này có thể được tổ chức hai năm một lần.

Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi dự kiến tổ chức vào năm sau được cho sẽ thúc đẩy Nga tiến gần tới châu Phi hơn.

Đài VOA cho biết, Nga hiện đang đàm phán với Eritrea để xây dựng một căn cứ quân sự bên bờ biển Đỏ. Một số ý kiến cho biết, Nga có thể mô phỏng Trung Quốc, tuyên bố đây là trung tâm hỗ trợ hậu cần. Nếu được xây dựng, căn cứ của Nga sẽ rất gần với căn cứ của Bắc Kinh ở Djibouti.

VOA: Gấu Nga quay trở lại châu Phi, Trung Quốc coi chừng lực cản sấm sét tiềm ẩn - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Nga thăm châu Phi nhằm tăng cường ảnh hưởng ở lục địa đen. Ảnh: Reuters

Nga tăng cường ảnh hưởng ở châu Phi

Theo giới phân tích, việc Nga đẩy nhanh chiến lược quay trở châu Phi, một mặt nhằm cạnh tranh sức ảnh hưởng với Trung Quốc, một mặt nhằm tận dụng sự ủng hộ của châu Phi trong bối cảnh các nước phương Tây gia tăng áp lực.

Một số nhà ngoại giao Nga chia sẻ rằng, các quốc gia châu Phi chiếm 1/4 số phiếu bầu tại Liên hợp quốc nhưng các quốc gia này chưa "chủ động" ủng hộ Nga trong các lệnh trừng phạt nên Moscow nhận ra họ cần tranh thủ sự ủng hộ của lục địa đen.

Trong khi đó, các học giả châu Phi nhận định, Điện Kremlin đang hy vọng sẽ tham gia nhiều hơn vào việc khai thác, phát triển tài nguyên châu Phi. "Gấu Nga" hiện đang tích cực tham gia khai thác dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và kim cương tại Zimbabwe và Angola.

Ngoài ra, Moscow cũng đang thúc đẩy ngoại giao năng lượng hạt nhân ở châu Phi và có kế hoạch xây dựng các nhà mát điện hại nhân ở nhiều nước châu Phi.

Nga cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ ngoại giao năng lượng hạt nhân ở châu Phi và có kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân cho nhiều nước châu Phi. Tại hội thảo quốc tế về xuất khẩu năng lượng hạt nhân được tổ chức tại Moscow năm ngoái, nhiều quốc gia châu Phi như Zambia, Ethiopia và Sudan đã cử đại diện tham gia.

Năng lượng hạt nhân ở châu Phi được đánh giá sẽ trở thành một lĩnh vực cạnh tranh giữa Nga và Trung Quốc.

Một học giả châu Phi cho biết, mặc dù năm 2016, Sudan đã ký thỏa thuận với Trung Quốc về việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và các khoản viện trợ nhưng nước này vẫn tiếp tục hợp tác với Nga về xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Điều này xuất phát từ việc, Sudan tin tưởng vào công nghệ khử muối trong nước biển của Nga.

Buôn bán vũ khí cũng là một lĩnh vực cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga ở châu Phi. Sputnik cho biết, mặc dù Trung Quốc tích cực bán vũ khí cho các nước châu Phi, nhưng vẫn có ngoại lệ.

Ví dụ, Angola là nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu của Châu Phi sang Trung Quốc nhưng nước này vẫn mong muốn sử dụng vũ khí và trang thiết bị của Nga.

Angola từng là đồng minh chính của Liên Xô ở Châu Phi, và đây là một quốc gia luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga. Nga đã đào tạo sĩ quan cho Angola và Angola cũng tích cực tham gia vào các cuộc thi quân sự được tổ chức tại Nga trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng, Nga chưa đủ mạnh để cạnh tranh với Trung Quốc ở châu Phi.

"Mặc dù có thể tận dụng các mối quan hệ và tài nguyên do Liên Xô để lại ở châu Phi nhưng Nga vẫn không đủ sức mạnh để trở thành một lực lượng có sức ảnh hưởng lớn ở châu Phi. Mặc dù Nga cố gắng thực hiện một số dự án ở một số lĩnh vực nhất định nhưng sức ảnh hưởng này vẫn kém xa Trung Quốc", VOA dẫn lời một học giả Đông Á.

Học giả châu Phi khác cũng cho rằng, sức ảnh hưởng hiện nay của Nga ở châu Phi kém cả Trung Quốc lẫn Pháp nên nếu muốn mở rộng ảnh hưởng, lãnh đạo Nga nên đến thăm châu Phi nhiều hơn trong tương lai.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại