"Vô tự bia": Bí ẩn khó lý giải của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên

Nguyễn Hằng |

Hơn 1.300 năm, lăng mộ Võ Tắc Thiên, nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, vẫn còn quá nhiều bí ẩn mà hậu thế chưa thể giải đáp, đặc biệt là tấm “vô tự bia” có 1-0-2.

Vào thế kỷ thứ 7, trong khi châu Âu vẫn còn đang sống trong thời kỳ đen tối sau khi đế chế La Mã sụp đổ, thì Trung Quốc lúc bấy giờ đã bước vào thời kỳ hoàng kim dưới triều đại nhà Đường (618-907).

Triều đại này có 20 vị hoàng đế, và 18 trong số đó được chôn cất trong các lăng mộ rải rác khắp khu vực thuộc tỉnh Quảng Châu, nơi được coi là "Thung lũng các vị vua" của Trung Quốc.

Vô tự bia: Bí ẩn khó lý giải của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên - Ảnh 1.

Càn Lăng được xây dựng trên một địa thế rất đẹp. Ảnh: WordPress

Tuy nhiên, lăng mộ nổi tiếng nhất thời nhà Đường chính là Càn Lăng. Sở dĩ Càn Lăng đặc biệt vì đây là lăng mộ duy nhất trong lịch sử Trung Hoa hợp táng hai vị hoàng đế cùng lúc. Nơi đây chính là nơi "yên giấc" của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên cùng chồng là hoàng đế Đường Cao Tông.

Vô tự bia: Bí ẩn khó lý giải của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên - Ảnh 2.

Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên. Ảnh: Ancientorigins

Càn Lăng nằm ở vị trí đắc địa trên núi Lương Sơn, thuộc huyện Càn (Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây) cách thành cổ Tây An (kinh đô cũ của triều đại nhà Đường) khoảng 76 km về phía Tây Bắc.

Lương Sơn là một dãy núi nham thạch đá vôi cao 1.047 mét so với mặt nước biển, có tới 3 đỉnh, trong đó đỉnh núi cao nhất ở phía Bắc chính là nơi tọa lạc của Càn Lăng. Hai đỉnh núi phía Nam còn lại thấp hơn và đối xứng với nhau.

Càn Lăng là lăng mộ quy mô lớn, có khu phức hợp gồm nhiều phòng ngầm lộng lẫy, cung điện ngầm bí ẩn, cổng lớn, lối đi dài bằng đá, khu vườn lớn, bia đá tưởng niệm, đài tế lễ... với kiến trúc tuyệt đẹp, hoành tráng.

Vô tự bia: Bí ẩn khó lý giải của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên - Ảnh 3.

Dọc đường vào lăng được lát đá xanh, hai bên có nhiều bức tượng chạm khắc bằng đá. Ảnh: China & Asia Cultural Travel

Khởi công xây dựng vào năm 684, nhưng Càn Lăng phải mất tới 23 năm mới căn bản hoàn thành.

Được xây dựng vào thời kỳ phát triển cực thịnh của nhà Đường, nên nhiều người cho rằng lăng mộ yên nghỉ của nữ hoàng Võ Tắc Thiên và phu quân của mình có thể ẩn chứa một kho báu khổng lồ, với nhiều đồ tạo tác quý giá.

Càn Lăng được xây dựng phỏng theo kinh đô Trường An với kiến trúc kỳ vĩ, quy mô rộng lớn. Chính vì vậy, khám phá lăng mộ này giống như đang lạc vào thế giới của Trường An thu nhỏ.

"Vô tự bia": Bí ẩn khó lý giải

Không chỉ nổi bật với kiến trúc hùng vĩ, xa hoa, lăng mộ này còn được biết tới như một bảo tàng điêu khắc đá.

Vô tự bia: Bí ẩn khó lý giải của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên - Ảnh 4.

Một góc trên trần nhà của cung điện ngầm có kiến trúc kỳ vĩ. Ảnh: Internet

Bên trong Càn Lăng được bài trí 103 tượng đá lớn dọc theo lối dẫn tới lăng mộ. Đặc biệt, trong đó có 61 bức tượng bí ẩn đều mất đầu với nhiều nhát chém và tới nay nguyên nhân lý giải trước "hiện tượng lạ" này vẫn còn khiến các sử gia tranh cãi.

Vô tự bia: Bí ẩn khó lý giải của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên - Ảnh 5.

Những bức tượng đá bị mất đầu đầy bí ẩn trong lăng mộ của Võ Tắc Thiên. Ảnh: Chinamuseum

Võ Tắc Thiên (624-705), hay còn gọi là Võ Hậu, là một phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị.

Sau khi Cao Tông băng hà, trải qua nhiều biến cố, bà trở thành hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu (690-705), đồng thời là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử của Trung Quốc.

Đi sâu vào bên trong lăng mộ, còn có tấm bia chếch về hướng đông gọi là "Vô tự bia" (bia không chữ) dành riêng cho nữ hoàng Võ Tắc Thiên. Tấm bia là một khối đá lớn điêu khắc khổng lồ, cao 7,5 m, rộng 2,1 m và nặng tới 98,8 tấn.

Phần đầu của tấm bia đá được trang trí, điêu khắc 8 đầu rồng quần vào nhau. Hai bên khắc hai con đường, một con tuấn mã và sư tử đực với thần thái uy nghiêm, sống động. Có thể nói vô tự bia là một tác phẩm điêu khắc đá tinh xảo hiếm có trong lịch sử Trung Quốc.

Thông thường, các vị vua dựng bia mộ để ghi chép lại công đức, thành tựu của họ trong thời gian trị vì đất nước.

Tuy nhiên, nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc lại làm điều khác thường, đó là dựng một tấm bia lớn, to đẹp, hùng vĩ những lại không hề có một chữ nào.

Các nhà nghiên cứu có nhiều phỏng đoán về nguyên nhân nữ hoàng Võ Tắc Thiên lại làm điều khác thường này.

Vô tự bia: Bí ẩn khó lý giải của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên - Ảnh 7.

Một bức tranh tường tuyệt đẹp trong Càn Lăng. Ảnh: Maritimemuseum

Cụ thể, có quan điểm cho rằng Võ Tắc Thiên là người công đức lớn, do vậy công lao của bà không thể nào ghi tạc hết trên một tấm bia. Mặc dù thân là nữ nhi, nhưng trong thời gian trị vì, nhà Đường lúc bấy giờ phát triển ở giai đoạn cực thịnh, thiên hạ thái bình.

Vô tự bia: Bí ẩn khó lý giải của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên - Ảnh 8.

Vô tự bia nổi tiếng trong Càn Lăng. Ảnh: Internet

Trong khi đó, một quan điểm khác khẳng định, dù là một nữ nhân xuất chúng, nhưng công và tôi khó có thể luận rõ nên nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên muốn để hậu thế bình xét cuộc đời của bà, vì thế bia mộ mới không đề chữ.

Một số khác lại cho rằng có lẽ khó có thể nhận định, luận công tội của Võ Tắc Thiên, nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử, nên người đời sau quyết định không khắc chữ, dù tấm bia đã được vạch ô sẵn để viết văn bia.

Do vậy, tấm vô tự bia này vẫn còn là một ẩn số đối với hậu thế. 

Tham khảo nguồn: ShanghaiDaily, Ancientorigins, Chinadaily, Qulishi

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại