Mới đây tổng cục Hải quan công bố số liệu về xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9 năm 2016. Điều đáng chú ý là tính đến ngày 15/9, tổng lượng nhập khẩu than đá đạt 10,1 tấn với kim ngạch 629,5 triệu USD.
Như vậy nhập khẩu than hiện đã “vỡ kế hoạch” 7 triệu tấn so mốc dự báo 3,1 triệu tấn do Bộ Công Thương đưa ra đầu năm 2016.
Theo số liệu từ tổng cục Hải quan, những thị trường cung ứng than lớn cho Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay gồm: Úc (3 triệu tấn), Nga (2,8 triệu tấn), Indonesia (1,8 triệu tấn) và Trung Quốc (1,4 triêu tấn).
Tuy nhiên giá nhập than tính trung bình từ các nước này lại khá khác nhau ví dụ Indonesia và Malaysia vào khoảng 43-45 USD/tấn, Nga và Úc là 64 USD/tấn trong khi Trung Quốc là 79,4 USD/tấn.
Theo lý giải của ông Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng ban Quản lý Dự án khai thác than Đồng bằng Sông Hồng đưa giả thiết có thể giá cao là loại than mỡ, than chuyên dụng cho nhà máy thép.
Tuy nhiên một doanh nghiệp ngành thép trong nước lại cho rằng giá loại than này hiện có giá ở mức 125-150 USD/tấn, nên việc nhập than từ Trung Quốc khó có thể là than mỡ.
Một thực tế đáng lo ngại mà Tiến sĩ Lê Đăng Doanh chỉ ra là việc Việt Nam xuất than đẹp nhưng giá theo hợp đồng nguyên tắc hai bên, không phải theo giá thị trường nhằm giúp đối tác thường xuyên nhập than để ổn định sản xuất ngành trong khi đó hiện phải nhập than theo giá thị trường quốc tế, thậm chí cao hơn.
Điều đáng lo ngại nhất là lãng phí tài nguyên khi giá cao nhưng đổi lại có thể chất lượng thấp.