Võ Tắc Thiên - Nữ hoàng đế duy nhất của Trung Hoa
Trong những năm tháng của thời phong kiến Trung Quốc, rất ít phụ nữ thoát khỏi số phận bị trói buộc, bị lợi dụng và sống ở vị thế thấp kém hơn nam giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội khắc nghiệt đó, Võ Tắc Thiên đã vượt qua muôn vàn khó khăn để lên ngôi hoàng đế, trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử. Võ Tắc Thiên đã phá bỏ định kiến trọng nam khinh nữ, đưa triều đại nhà Đường đến thời kỳ thịnh trị. Đất nước phát triển vượt bậc dưới sự cai trị của bà, một tài năng mà nhiều hoàng đế nam không thể sánh bằng.
Khi trở thành nữ hoàng đế, Võ Tắc Thiên dốc lòng cho sự phát triển của đất nước. Về mặt quản lý quốc gia, bà đẩy mạnh chế độ khoa cử để tuyển chọn nhân tài. Kỳ thi Đình và võ cử ra đời dưới thời trị vì của bà. Không chỉ giỏi tuyển chọn nhân tài, Võ Tắc Thiên còn rất biết cách dùng người. Các đại thần được bà bổ nhiệm phần lớn đều tận tâm và có năng lực.
Về kinh tế, Võ Tắc Thiên tập trung phát triển nông nghiệp. Bà hiểu rõ tầm quan trọng của nông nghiệp đối với một quốc gia. Vì vậy, bà cho đại tu thủy lợi và tích cực thúc đẩy phát triển kỹ thuật nông nghiệp. Những nỗ lực của bà đã được đền đáp xứng đáng. Năng suất nông nghiệp tăng cao, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể dưới thời Võ Tắc Thiên.
Tuổi thơ và con đường đến với quyền lực
Là một nữ hoàng đế, cuộc đời Võ Tắc Thiên mang đậm màu sắc huyền thoại. Dù ngàn năm đã trôi qua, câu chuyện về bà vẫn được người đời nhắc đến. Cuộc đời bà khác biệt với những người phụ nữ khác trong thời phong kiến, là một câu chuyện độc nhất vô nhị.
Võ Tắc Thiên sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có. Từ nhỏ bà đã thông minh, xinh đẹp và nổi tiếng là một tài nữ. Mặc dù xã hội thời đó đề cao quan niệm "phụ nữ không có tài là đức", Võ Tắc Thiên vẫn được học hành tử tế. Kiến thức của bà thậm chí còn vượt trội hơn nhiều công tử con nhà giàu.
Thời thiếu nữ của Võ Tắc Thiên trôi qua êm đềm. Bà là con cưng trong gia đình, được cha mẹ và người thân yêu thương hết mực. Nhưng bất hạnh ập đến với cô gái ngây thơ này khi cha bà qua đời. Bà không còn là thiếu nữ ngây thơ nữa mà trở thành người bị chính anh trai ruồng bỏ. Tuy nhiên, Võ Tắc Thiên không hề gục ngã. Trải qua biến cố đau thương, bà thấu hiểu bản chất của anh trai và chị dâu, đồng thời âm thầm ghi nhớ trong lòng, quyết tâm trả thù sau này.
Từ phi tần đến ngôi vị nữ hoàng đế
Đến tuổi cập kê, khi đang loay hoay với tương lai, sự xuất hiện của một người đàn ông đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời Võ Tắc Thiên. Người đàn ông đó chính là Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Trong một lần vi hành, Lý Thế Dân say mê nhan sắc của Võ Tắc Thiên nên đã đưa bà vào cung và hết mực sủng ái. Nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, Lý Thế Dân băng hà. Trong lúc Võ Tắc Thiên hoang mang, con trai của Lý Thế Dân là Lý Trị đã xuất hiện bên cạnh bà. Hai người nhanh chóng nảy sinh tình cảm. Lý Trị bất chấp mọi lời dị nghị, sau khi lên ngôi đã đưa Võ Tắc Thiên vào hậu cung.
Tuy nhiên, sức khỏe của Lý Trị yếu nên nhiều việc lớn nhỏ trong triều đều giao cho Võ Tắc Thiên xử lý. Lâu dần, tham vọng của bà ngày càng lớn. Cuối cùng, sau khi Lý Trị qua đời, Võ Tắc Thiên đã lên ngôi hoàng đế, mở ra một cuộc đời đầy huyền thoại. Bà nắm giữ ngai vàng cho đến khi hơn 80 tuổi.
Võ Tắc Thiên thoái vị trong sự hân hoan của nhiều đại thần
Võ Tắc Thiên sống rất thọ. Trong thời đại y học chưa phát triển, bà vẫn khỏe mạnh ở tuổi 80. Tuy nhiên, trong triều đã có người muốn lật đổ bà. Đó là thái tử Lý Hiển và những người thân tín của ông. Họ mong Võ Tắc Thiên sớm thoái vị để có được nhiều danh lợi hơn. Võ Tắc Thiên không thể không nhận ra điều bất thường này.
Năm 705, trong triều đình, tể tướng Trương Giản Chi làm binh biến ép Võ Tắc Thiên phải nhường ngôi. Lý Hiển, người từng bị phế truất năm 684, được trở lại ngôi vị, tái lập nhà Đường. Tuổi đã cao, bên cạnh cũng chẳng còn mấy người thân tín, Võ Tắc Thiên đành ngậm ngùi tuyên bố thoái vị. Hầu hết các đại thần đều tỏ ra hân hoan, vui mừng. Họ nghĩ rằng việc cấu kết với Lý Hiển sẽ mang lại cho họ nhiều lợi ích hơn.
Vị quan trung thành với Võ Tắc Thiên
Trong số các quan lại trong triều, chỉ có một người tỏ ra đau buồn, đó là đại thần Diêu Sùng. Ông là thuộc hạ trung thành của Võ Tắc Thiên, chứng kiến cảnh tượng này, lòng ông tràn đầy chua xót. Ông không muốn chấp nhận sự thật này, nên đã từ chối xu nịnh Lý Hiển như những người khác. Nhưng chẳng bao lâu sau, ông đã bị bài xích, thậm chí bị đày đến nơi xa xôi hẻo lánh vì hành động này.
Trong khi phe của Lý Hiển đang vui mừng, một số đại thần trung thành với Võ Tắc Thiên bắt đầu lên kế hoạch chống lại vị hoàng đế mới và phe cánh của ông ta.
Năm 710, sau khi Lý Hiển bị mẹ con Vi hoàng hậu và Công chúa An Lạc ám hại. Không lâu sau, Lý Long Cơ - Đường Huyền Tông lên ngôi. Những đại thần đắc ý khi Võ Tắc Thiên thoái vị đã phải trả giá. Hầu hết bọn họ bị đày ải, những kẻ may mắn sống sót cũng chỉ còn nước sống lay lắt qua ngày.
Diêu Sùng được triệu hồi về Trường An và trở thành cánh tay đắc lực của Đường Huyền Tông. Người đàn ông rơi lệ khi Võ Tắc Thiên thoái vị cuối cùng đã nở nụ cười chiến thắng.
Tổng hợp