Vợ qua đời, cụ ông 95 tuổi đến ngân hàng rút sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng thì ngã ngửa vì “không có quyền thừa kế”: Tòa án phán quyết bất ngờ

Lưu Ly |

Ông cụ không ngờ rằng để rút số tiền kế thừa của vợ lại rắc rối đến như vậy.

Vợ qua đời, cụ ông 95 tuổi đến ngân hàng rút sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng thì ngã ngửa vì “không có quyền thừa kế”: Tòa án phán quyết bất ngờ- Ảnh 1.

Câu chuyện của Ông Lâm, năm nay 95 tuổi, hiện đang sinh sống ở Bắc Kinh Trung Quốc.

Đi rút tiền thừa kế của vợ trong ngân hàng

Ông Lâm và vợ không có con cái, hai vợ chồng nghĩ cứ thế nương tựa, chăm sóc lẫn nhau đến cuối đời. Ông lớn hơn vợ vài tuổi nên nghĩ mình là người đi trước. Do vậy, ông đã đứng tên vợ làm thẻ tiết kiệm ngân hàng, bên trong có 30 vạn NDT (tương đương với 1 tỷ đồng VND).

Nhưng chuyện không ngờ rằng, người tính không bằng trời tính, vợ ông đột nhiên bị bệnh rồi qua đời. Sự việc xảy ra đột ngột như là một cú sốc đối với ông.

Sau một thời gian lấy lại tinh thần, ông Lâm nhớ đến khoản tiền gửi tiết kiệm ngân hàng 30 vạn NDT. Ông muốn rút chỗ tiền này về để an dưỡng tuổi già, cũng như là để an ủi bản thân.

Khi đến ngân hàng để để rút tiền, sự tình lại phức tạp hơn ông nghĩ nhiều. Vì thị lực của ông Lâm không được tốt nên đã nhập sai mật khẩu khiến thẻ bị khóa. Trong lòng ông có chút lo lắng, không biết làm như thế nào. Ông liền hỏi nhân viên ngân hàng, hy vọng có thể giúp ông.

Nhân viên ngân hàng nói rằng chủ tài khoản đã mất thì ngay lập tiền trong thẻ chuyển thành tài sản kế thừa, cần phải chứng minh mình là người kế thừa mới có thể rút tiền.

Nghe những lời này, ông càng cảm thấy có chút rắc rối, nghĩ rằng tình cảm vợ chồng của chúng mình bao nhiêu năm qua không chứng minh bản thân là người thân duy nhất của bà ấy sao, nhưng ông cũng hiểu rằng hiểu rằng quy định là quy định, bản thân không thể làm trái được. Ông đành về nhà tìm giấy chứng nhận kết hôn và giấy báo tử theo yêu cầu.

Chạy đi chạy lại để làm giấy tờ

Vợ qua đời, cụ ông 95 tuổi đến ngân hàng rút sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng thì ngã ngửa vì “không có quyền thừa kế”: Tòa án phán quyết bất ngờ- Ảnh 3.

Sau khi đưa giấy tờ cho nhân viên ngân hàng, ông lại ngã ngửa khi nghe thấy nhân viên ngân hàng nói : “Giấy tờ này không hợp lệ, phải là giấy tờ đã được công chứng mới có hiệu lực”.

Vì sức khỏe kém, không thể chạy đi chạy lại theo yêu cầu của nhân viên, ông đành gọi cháu gái đến để giúp. Sau khi cháu gái đem đầy đủ giấy tờ công chứng đến, nhân viên ngân hàng lại nói: “Chị chuẩn bị tâm lí nhé, sự việc này xử lí khá phức tạp”.

Vì việc này chị đã phải đi đi về về mấy vòng, lúc thì chứng minh giấy tờ này nọ, lúc thì lấy thông tin của bố mẹ của ông Lâm.

Tưởng như mang đầy đủ giấy tờ rồi, nhưng mọi chuyện chưa dừng tại đó. Bên ngân hàng nói là trên giấy tờ không viết là “người kế thừa duy nhất” nên không hợp lệ. Ông Lâm chỉ biết để sự tức giận trong lòng, nghĩ bản thân tuổi này rồi mà ngân hàng có làm khó dễ. Cuối cùng, ông chỉ có cách kiện ngân hàng ra tòa.

Quyết định tòa án

Theo luật kế thừa, nếu trong trường hợp không có con, cháu thì người được kế thừa tài sản của người vợ hoặc chồng đã mất là chồng hoặc vợ. Trong trường hợp này, với tư cách là người chồng, ông Lâm được công nhận là người thừa kế hợp pháp. Mặc dù bên ngân hàng yêu cầu thêm giấy chứng nhận “người thừa kế duy nhất” nhằm ngăn chặn việc tranh chấp tài sản nhưng theo tòa án, trong trường hợp này hoàn toàn không cần thiết.

Thứ 2, việc ngân hàng khóa tài khoản ngân hàng là việc làm có căn cứ để bảo vệ tài sản thừa kế. Tuy nhiên, bên ngân hàng cần tiến hành xem xét tình huống một cách cụ thể. Đặc biệt là người cao tuổi, cần cung cấp dịch vụ thuận tiện để họ không phải tổn quá nhiều về tinh thần vật chất của họ.

Kết quả là ông Lâm được công nhận là người kế thừa hợp pháp, duy nhất tải sản kế thừa của vợ. Đồng thời tòa án yêu câu bên ngân hàng phải mở lại tài khoản và cho phép ông Lâm rút tiền.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại