Công an yêu cầu chồng nạn nhân nhanh chóng báo mất thẻ ngân hàng
Vừa qua Công an Trung tâm phòng chống lừa đảo quận Thiên Hà nhận được tin báo nghi lừa đảo từ một người đàn ông. Vợ anh ta đột ngột bỏ đi với vẻ rất hoảng loạn và không nói là đi đâu, gọi vào số điện thoại của cô nhưng không liên lạc được. Đáng nói là điện thoại của cô được định vị ngay gần nhà, và vẫn trong trạng thái đang hoạt động. Thời gian gần đây, anh ta đã được cảnh báo việc người dân đột ngột cắt liên lạc với gia đình là một biểu hiện của trò lừa đảo "tẩy não".
Cảnh sát nhận tin và lập tức gọi điện cho chồng nạn nhân là anh Phong. Đồng thời gửi nhiều tin nhắn cảnh báo lừa đảo cho nữ nạn nhân, nhắc nhở cô không được chuyển tiền hoặc cung cấp mã bảo mật, nhưng cô này không phản hồi.
"Vợ anh đã bị kẻ lừa đảo 'tẩy não' và không trả lời cuộc gọi của cảnh sát. Chúng tôi sẽ đến nhà anh sớm. Hãy nhanh chóng tìm toàn bộ thẻ ngân hàng của anh và vợ và báo mất. Và nhắn tin cảnh báo liên tục đến vợ anh!" Cảnh sát họ Lý liên lạc với Phong và giải thích cho anh ta tính cấp bách của tình huống này.
Dưới sự hướng dẫn của cơ quan công an, anh Phong đã nhanh chóng liên hệ với ngân hàng và trình báo việc mất thẻ ngân hàng. Đồng thời, anh ta tiếp tục sử dụng ứng dụng chat để liên tục gửi tin nhắn nhắc nhở vợ.
Trong khi cảnh sát và anh Phong đang tìm kiếm nữ nạn nhân thì nữ cô ta bỗng xuất hiện. Khi nhìn thấy cảnh sát, cô bật khóc.
Kẻ lừa đảo điều khiển điện thoại của nạn nhân từ xa
Được biết, trước đó nửa giờ, nữ nạn nhân đã bị kẻ giả danh “công tố viên ” lừa đảo .
"Đối phương là một người đàn ông tự nhận là người Công an thành phố. Anh ta nói rằng tôi có liên quan đến một vụ rửa tiền và yêu cầu tôi đến Bắc Kinh trình diện", nữ nạn nhân cho biết, đối phương yêu cầu cô ấy không được nói với ai và tìm một nơi kín đáo
Lúc này, người phụ nữ vội vàng đi ra ngoài với vẻ hoảng loạn, chồng hỏi cô đi đâu nhưng cô nhất quyết không trả lời. Sau khi cô thêm tài khoản chat của đối phương, đối phương đã gửi cho cô một "ghi chú" dạng video.
"Người đàn ông trong video mặc đồng phục công an, thông báo rằng thẻ ngân hàng đứng tên tôi bị nghi ngờ xuất hiện trong một vụ án rửa tiền hơn 3 triệu nhân dân tệ, rất nghiêm trọng và tôi phải hợp tác với cơ quan công an. Để điều tra, họ yêu cầu tôi chuyển tiền sang tài khoản khác" - nạn nhân nói.
"Theo yêu cầu của anh ta, tôi đã tải 3 phần mềm về điện thoại di động của mình, trong đó có một phần mềm cho phép điều khiển từ xa điện thoại di động. Anh ta điều khiển điện thoại di động của tôi và tôi không thể sử dụng nó", nữ nạn nhân nói. Hắn yêu cầu cô bật điện thoại di động, nhập các thông tin như mật khẩu máy, số thẻ ngân hàng và mật khẩu ví điện tử. Tất cả đều được ghi lại trong bản ghi nhớ của điện thoại di động.
“Có cuộc gọi đến nhưng anh ta không cho tôi bắt máy". Khi điện thoại di động của nạn nhân nữ báo pin yếu, đầu bên kia yêu cầu cô tìm sạc dự phòng đến một nơi gần đó để sạc.
Sau khi nhìn thấy nhiều tin nhắn nhắc nhở của chồng trên QQ và những cuộc gọi đến liên tục từ cảnh sát, nữ nạn nhân cảm thấy có gì đó không ổn. Lúc này cô mới nhận ra điều mình vừa gặp phải là một vụ lừa đảo qua mạng, cô nhanh chóng trở về nhà.
Các thẻ ngân hàng mà nữ nạn nhân cung cấp cho kẻ lừa đảo có tổng số tiền là 2,69 triệu nhân dân tệ (tương đương hơn 9 tỷ đồng). Rất may, chồng cô đã và trình báo mất cả 3 thẻ này nên bọn lừa đảo không chuyển tiền.
Theo thống kê của Trung tâm chống lừa đảo quận Thiên Hà, kể từ năm 2022, tổng cộng hơn có hơn 100.000 trưởng hợp lừa đảo viễn thông đã được cảnh báo sớm. Trong đó, hơn 6.400 người đã được can ngăn tận nhà.
Công an quận Thiên Hà nhắc nhở: Công an, viện kiểm sát và các cơ quan khác sẽ không giải quyết các vụ việc qua điện thoại hoặc trực tuyến, và không có cái gọi là "tài khoản an toàn".
Khi người dân nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là "Công an" và đề cập đến thẻ ngân hàng, tài khoản an toàn , chuyển khoản... đó chắc chắn là một trò lừa đảo.