Chấp nhận sống chung với lũ, quyết định táo bạo của người Nga
Căn cứ sân bay Khmeimim là đầu não đặc biệt quan trọng của Không quân Nga và là tổng hành dinh của lực lượng viễn chinh của Quân đội Nga ở Syria. Từ sân bay này, các chiến đấu cơ Nga thường xuyên xuất kích, mở các đợt tập kích hỏa lực tiêu diệt khủng bố và phiến quân thánh chiến trên hầu khắp lãnh thổ Syria.
Vai trò của Không quân Nga nói chung và căn cứ sân bay Khmeimim nói riêng đã được thể hiện rất rõ qua 4 năm lực lượng viễn chinh Nga tham chiến ở Syria theo mệnh lệnh của Tổng thống Putin hỗ trợ nhà lãnh đạo hợp hiến Assad giải phóng lãnh thổ, đánh bại quân nổi dậy.
Từ chỗ chỉ giữ được có 8% diện tích tại thời điểm cuối tháng 9/2015, đến nay, dưới sự chi viện đặc lực của quân đội Nga, hầu hết các vùng lãnh thổ quan trọng đều đã được Quân đội Syria (SAA) giải phóng.
Tầm quan trọng của căn cứ Khmeimim đã được thể hiện rất rõ trong những năm qua, tuy nhiên, việc lựa chọn nơi đây làm đầu não được cho là một quyết định hết sức táo bạo nhưng cũng đầy rủi ro.
Về khoảng cách địa lý, từ căn cứ Khmeimim tới khu vực cho phiến quân kiểm soát ở Hama hay ở phía Bắc Latakia chỉ trên dưới 30km, bao quanh là núi non hiểm trở. Để có thể kiểm soát và khống chế hoàn toàn vành đai này là nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với liên quân Nga - Syria.
Bản đồ địa hình và tỷ lệ xung quanh căn cứ sân bay Khmeimim (ô khoanh tròn đỏ).
Trước khi quyết định đặt căn cứ tại Khmeimim, Quân đội Nga đã tiến hành hàng loạt các cuộc trinh sát thực địa để tìm vị trí phù hợp xây dựng căn cứ không quân chiến lược đầu tiên ở Syria. Và trong nhiều lựa chọn thì Khmeimim được xem là phù hợp nhất, cho dù nó nằm trong tầm bắn của pháo và rocket của phiến quân.
Với quyết định trên người Nga chấp nhận "sống chung với lũ" để đạt được mục tiêu chiến lược trong cuộc xung đột ở Syria, và kết quả đạt được cho thấy Moscow đã lựa chọn đúng.
Tuy vậy, mối đe dọa ở Khmeimim vẫn còn đó khi phiến quân khủng bố thường xuyên phát động các cuộc tấn công bằng pháo và rocket vào các vùng đệm xung quanh Khmeimim làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của căn cứ này.
Bản thân Nga thừa hiểu khi họ đặt căn cứ ở Khmeimim thì phiến quân Syria sẽ làm gì để phá hoại căn cứ này.
Vì vậy, ngay từ khi chuẩn bị đưa các chiến đấu cơ đầu tiên qua Syria, Nga đã lên kế hoạch ngăn chặn và tiêu diệt các mối đe dọa đến sân bay đầu não natf.
Điều này có thể thấy qua việc Quân đội Nga nhanh chóng triển khai hàng loạt các tổ hợp phòng không từ tầm gần cho đến tầm xa đi kèm với đó là các tổ hợp trinh sát điện tử tạo thành một lưới phòng không nhiều tầng xung quanh Khmeimim ngay trong cuối năm 2015 và đầu năm 2016.
Để bảo vệ Khmeimim, Quân đội Nga sử dụng gần như tất cả các khí tài phòng không tốt nhất mà họ có và kết hợp chúng thành một lưới phòng không nhiều tầng. Ảnh: Sputnik.
Nếu như các tổ hợp phòng không tầm xa như S-300 và S-400 được sử dụng để bảo vệ Khmeimim khỏi mối đe dọa từ các cuộc không kích, thì việc ngăn chặn các loại vũ khí thông thường như pháo và rocket người Nga sử dụng tới các tổ hợp phòng không tầm gần như Pantsir-S1 và Tor, kết hợp với đó là tổ hợp radar trinh sát pháo binh Zoopark-1.
Hình ảnh tổ hợp radar trinh sát pháo binh Zoopark-1 ở Syria. Ảnh: Sputnik.
Và từ đó cho đến nay chúng ta có thể thấy hệ thống phòng thủ Khmeimim hoạt động tốt như thế nào khi vô hiệu hóa thành công hàng trăm vụ tấn công vào căn cứ và chưa một lần chịu tổn thất.
Một so sánh trực quan nhất về hiệu quả chiến đấu bảo vệ Khmeimim của Nga so với lực lượng phòng không Saudi bảo vệ các nhà máy lọc dầu trọng yếu đó là dù có vũ khí tối tân Mỹ, trong đó có các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot "thần thánh" nhưng Saudi đã bị đánh "sấp mặt" trước tên lửa hành trình và UAV.
Trong khi đó, căn cứ Khmeimim của Nga tại Syria vẫn vững như bàn thạch, an toàn gần như tuyệt đối trong suốt hơn 4 năm qua.
Tổ hợp trinh sát pháo binh Zoopark-1: Tai mắt của Quân đội Nga ở Khmeimim
Có thể nói tổ hợp radar trinh sát pháo binh Zoopark-1 là một trong những vũ khí góp phần không nhỏ làm nên hệ thống phòng thủ bất khả xâm phạm ở Khmeimim, khi nó được xem là tai là "mắt thần"của Quân đội Nga trước và sau các cuộc tấn công bằng pháo binh của phiến quân.
Sở dĩ nói như vậy là vì Zoopark-1 có khả năng theo dõi và xác định vị trí trận địa pháo của đối phương từ các loại súng cối cỡ nhỏ cho đến pháo phản lực phóng loạt.
Tổ hợp radar trinh sát pháo binh Zoopark-1 một trong những khí tài quan trọng giúp Nga bảo vệ căn cứ Khmeimim. Ảnh: soldat.pro.
Cụ thể, Zoopark-1 có khả năng phát hiện tới 70 vị trí bắn trong một phút, và theo dõi đồng thời 12 mục tiêu trong số đó. Từ dữ liệu trinh sát được nó có thể đưa ra các biện pháp phản công phù hợp cũng như tính toán xác định được vị trí mục tiêu mà pháo binh kẻ thù đang nhắm tới.
Zoopark-1 được vận hành hoàn toàn tự động và chỉ 5 phút để triển khai. Hệ thống này có thể tiến hành trinh sát trận địa của súng cối cỡ nòng từ 82-120mm trên khoảng cách 17km, lựu pháo cỡ nòng từ 105 - 155mm trên khoảng cách 12km. Đối với pháo phản lực là 22km và tên lửa chiến thuật là 45km.
Lợi dụng địa hình phức tạp ở Hama và Bắc Latakia, phiến quân Syria liên tiếp thực hiện các cuộc tấn công bằng pháo và rocket vào các khu vực xung quanh Hmeymim. Ảnh: CBC.
Với các tính năng trên, Zoopark-1 được Quân đội Nga sử dụng để tìm và diệt các đơn vị pháo binh của phiến quân cũng như căn cứ của chúng ở Hama và Bắc Latakia.
Dựa trên cơ sở dữ liệu của Zoopark-1, pháo binh Nga hoặc Syria xung quanh Khmeimim có thể thực hiện phản pháo lại kẻ thù ngay trong khi chúng đang tấn công căn cứ. Ngoài ra đối với các pháo phản lực có tầm bắn xa, Nga có thể thực hiện không kích bằng phi đội bay tuần tra trong khu vực.
Bên cạnh đó, Quân đội Nga cũng kết hợp cơ sở dữ liệu của Zoopark-1 với các hoạt động trinh sát chiến trường bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm truy tìm các căn cứ pháo binh hoặc cơ sở hạ tầng được phiến quân sử dụng làm bàn đạp tấn công Khmeimim.
Khi xác định rõ các mục tiêu từ xa, Quân đội Nga sẽ có thể đưa ra được phương án tác chiến tốt nhất để loại bỏ các mối de dọa xung quanh Khmeimim, như dùng pháo binh, lực lượng đặc nhiệm hay không kích. Trong đó không kích là phương án thường được Quân đội Nga lựa chọn vì nó hiệu quả và có mức độ rủi ro thấp.
Với phối hợp tốt giữa pháo binh và không quân giúp Quân đội Nga và cả Syria tiêu diệt đáng kể sức mạnh pháo binh của phiến quân trên chiến trường. Ảnh: Zvezda.
Có thể nói nếu không thể mở rộng được vùng kiểm soát ở ở Hama và Bắc Latakia thì mối đe dọa từ các cuộc tấn công bằng pháo và rocket của phiến quân vào Khmeimim sẽ vẫn còn hiện hữu.
Quân đội Nga chấp nhận "sống chung với lũ" và phiến quân đã phải hứng chịu những tổn thất nặng nề sau các đợt không kích phản đòn của Nga. Tuy vậy, phiến quân vẫn chưa bao giờ từ bỏ ý định tấn công Khmeimim và chúng bắt đầu chuyển sang hình thái tác chiến kiểu mới.
Theo đó khi các cuộc tấn công bằng pháo và rocket không còn hiệu quả, phiến quân khủng bố dưới sự hỗ trợ của các thế lực bên ngoài bắt đầu sử dụng các loại vũ khí công nghệ cao, đặc biệt là máy bay tấn công người lái để tấn công Khmeimim từ khoảng cách xa hơn, đây là một thử thách không hề nhỏ cho Quân đội Nga ở Syria và cả căn cứ Khmeimim.
Tuy nhiên, người Nga một lần nữa lại đi trước một bước khi họ chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra trên chiến trường Syria, với mục tiêu bảo vệ an toàn cho căn cứ Khmeimim bằng mọi giá.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đến thăm một đơn vị pháo binh thuộc Sư đoàn đặc nhiệm số 25 (trước đây là lực lượng đặc nhiệm Tiger)