Vợ chồng ông Lưu (57 tuổi) có 2 cậu con trai. Nhưng điều khiến nhiều người ngạc nhiên là ông bà không chịu ở chung với người con nào. Mặc dù cả hai cậu con đều sống và làm việc gần nhà, nhưng cứ đến tuổi lấy vợ, cả 2 anh em cũng bị ông bà “đuổi khéo” ra ở riêng.
Cách đây 2 năm khi con trai thứ 2 lấy vợ, chưa đủ tiền mua nhà riêng, còn xin ông bà cho ở chung với bố mẹ một thời gian. Nhưng ông Lưu giao hẹn: Chỉ cho các con ở nhờ đúng 3 tháng. Sau đó nếu chưa mua được nhà thì đi tìm nhà cho thuê.
Ông Lưu cho rằng, người già sống với con cái sẽ dễ phát sinh mâu thuẫn. Cách sinh hoạt, lối sống của 2 thế hệ hoàn toàn khác nhau, sẽ gây ra sự bất tiện cho cả 2 phía. Dù cũng rất yêu thương con cháu, nhưng ông bà lựa chọn sống độc lập, thi thoảng đón con cháu về chơi, cùng ăn cơm, cùng vui đùa là đủ.
Quan điểm sống của ông bà Lưu cũng được nhiều người ở tuổi xế chiều ủng hộ. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, người trẻ có lối sống khác biệt so với thế hệ trước. Do khoảng cách thế hệ, tuổi tác, nếu người già chung sống với con cái chắc chắn sẽ phát sinh mâu thuẫn, xung đột. Vì thế, tốt hơn hết cha mẹ già nên giữa 1 khoảng cách nhất định với con cái bởi những lợi ích dễ thấy rõ này:
Ảnh minh họa
1. Cải thiện mối quan hệ với con cái
Đến tuổi về hưu, người già có nhiều thời gian ở nhà, nếu sống chung với con cái, cuộc sống của họ thường xoay quanh cuộc sống của con cháu. Cuộc sống quá gần nhau không thể tránh khỏi có va chạm, mâu thuẫn.
Con cái đã trưởng thành, có cuộc sống riêng. Vì sự khác biệt thế hệ nên việc chung sống có thể sẽ khiến đôi bên mệt mỏi. Khi sống độc lập, gặp gỡ nhau vài lần 1 tháng, mối quan hệ sẽ được dung hòa, người ta trân trọng thời gian gặp gỡ nhau hơn.
Cũng giống như những đứa con xa quê, sự quan tâm của con cái sống riêng đối với cha mẹ chắc chắn rất mạnh mẽ hơn vì hiếm khi gặp gỡ. Sự quan tâm, hiếu thuận đó của con cái khiến cha mẹ già hài lòng và vui vẻ hơn. Khi đó, những mâu thuẫn với con cái do khác biệt thế hệ dịu dần đi, thái độ của con cái với cha mẹ dần được cải thiện.
2. Đảm bảo cuộc sống riêng tư, tự do
Ảnh minh họa
Con cái và cha mẹ là mối quan hệ máu mủ ruột rà, sao vẫn có mâu thuẫn? Cha mẹ không thích lối sống mới của người trẻ. Trong khi con cái cảm thấy cha mẹ đòi hỏi quá nhiều nên nảy sinh mâu thuẫn, xung đột.
Nhiều người già đề cao quan niệm của thế hệ cũ, con cái đề cao quan niệm của thế hệ mới, một khi quan niệm xung đột, sẽ khiến đôi bên tức giận.
Cách tốt nhất để ngăn chặn xung đột ý kiến là để mỗi thế hệ có không gian riêng. Khi sống riêng, cha mẹ và con cái đều có không gian riêng tư, những rắc rối giữa hai thế hệ sẽ giảm bớt. Cha mẹ già sống hạnh phúc trong thế giới của riêng của riêng mình. Và con cái cũng có thể bình yên với lối sống hiện đại, tiện lợi. Như vậy mọi người đều hạnh phúc.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng chỉ cần sống với con cái là được an vui tuổi già. Còn nếu ở riêng với con cái thì giống như bị hắt hủi, thậm chí sống như một cụ già góa bụa.
Trong thời đại ngày nay, quan niệm đó dường như đã lỗi thời. Do sự phát triển của các quan niệm và sự thay đổi của con người, quan niệm truyền thống về quan hệ họ hàng không còn được áp dụng nữa.
Một số chuyên gia cho rằng để đạt được lợi ích tối đa khi thỏa hiệp, cha mẹ và con cái nên giữ khoảng cách bằng "một bát canh gà". Đó là khoảng cách không xa cũng không gần, đôi bên không cần ở cùng nhau mà thỉnh thoảng có thể gặp gỡ, chăm sóc sóc nhau.
Những người ngoài 60 tuổi nên suy nghĩ nhiều hơn về quãng đời còn lại của chính mình trong tương lai, đừng để sự ấm ức vì cô đơn nhất thời phá hủy mối quan hệ giữa hai thế hệ.
Tất nhiên, lựa chọn sống chung với con hay ở riêng cũng tùy thuộc vào quan niệm vào hoàn cảnh của mỗi người.