Vợ chồng già giết nhau, con cái giết bố mẹ: Phải chăng đây là lối thoát duy nhất cho những áp lực khi phải chăm sóc người lớn tuổi ở Nhật?

YU |

Những kẻ thú ác nghĩ rằng đây là lối thoát duy nhất.

"Tôi chưa bao giờ nghĩ hai vợ chồng già chúng tôi rời xa nhau theo cách này", cụ ông Takashi 71 tuổi thở dài trong trại giam.

Năm 2015, ông Takashi tự tay giết người vợ 42 tuổi của mình. Sau đó, ông cố gắng cắt cổ tay tự sát nhưng không thành công. Cuối cùng, ông Takashi đã tự thú trước cảnh sát với cảm giác tội lỗi nặng nề.

Trong mắt người ngoài, ông Takashi và người bạn đời của mình là một cặp vợ chồng yêu thương nhau. 

Ông đã yêu vợ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sau khi cưới nhau, cả hai sinh được hai người con và cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua. Sau khi nghỉ hưu, hai vợ chồng già thường đi du lịch cùng nhau.

Bước ngoặt xảy ra vào năm 2014, do thắt lưng bị tổn thương khiến người vợ không thể đi lại được nữa. 

Với một người không giỏi giặt giũ và nấu nướng như ông Takashi thì công việc nhà trở thành gánh nặng lớn, trong khi ông còn phải giành thời gian để tập luyện phục hồi chức năng cho vợ mình.

Dưới sự chăm sóc kỹ lưỡng của ông Takashi, người vợ đã có thể đứng dậy và đi chậm. Nhưng biến cố lại một lần nữa xảy ra, vợ ông lại bị gãy xương eo và buộc phải nằm trên giường cả ngày. 

Trong nhật ký của mình, ông Takashi có viết: Khi bà ấy thức dậy, vì không thể tự chủ mà đi vệ sinh ngay tại giường. Ông phải vứt nội y của bà, còn quần dài thì ném vào máy giặt.

Bóng tối u ám dần bao trùm gia đình.

Mặc dù ngày càng sử dụng thuốc mạnh hơn nhưng tình trạng người vợ vẫn không cải thiện và tình trạng không tự chủ càng nghiêm trọng hơn. Sợ bị hàng xóm dòm ngó, ông Takashi đóng cửa cả ngày, rửa mặt bằng nước mắt.

Vợ chồng già giết nhau, con cái giết bố mẹ: Phải chăng đây là lối thoát duy nhất cho những áp lực khi phải chăm sóc người lớn tuổi ở Nhật? - Ảnh 1.

Hai vợ chồng ông Takashi thường xuyên đi du lịch cùng nhau.

Cho đến một ngày, người vợ không thể chịu đựng thêm được nữa, không muốn nhìn thấy chồng mình ngày ngày mệt mỏi nên đã nói với ông: "Tôi không muốn sống nữa, xin hãy giết tôi đi".

Những lời nói này được bà lặp đi lặp lại trong nhiều ngày sau, tinh thần của ông A ngày càng dồn đến bờ vực sụp đổ. 

Vào tháng thứ 11 tính từ khi vợ ông gặp biến cố, ông thu xếp hành lý và đưa vợ đến nơi kỉ niệm giữa hai người. Vào giây phút cuối cùng, ông Takashi đã hỏi vợ 3 chuyện nhưng đều nhận được câu trả lời: "Ừm, ông giết tôi đi".

Tại một quốc gia siêu lão hóa như Nhật Bản, những vụ án mạng tương tự như ông Takashi xảy ra rất nhiều.

Tính đến năm 2018, số người trên 65 tuổi ở Nhật Bản đã lên đến 35,57 triệu người; chiếm 28% dân số nước này.

Và con số này vẫn tiếp tục tăng.

Vấn đề cụ thể nhất bị phơi bày bởi một xã hội lão hóa chính là sự gia tăng bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân cần người chăm sóc. Năm 2016, có 5,57 triệu người cần được chăm sóc ở Nhật Bản.

Do nguồn lực y tế khan hiếm và chi phí chăm sóc cao, những người lớn tuổi chủ yếu được chăm sóc tại nhà sau khi ngã bệnh. 

Trong đó, thường gặp nhất là trường hợp "con cái chăm sóc" hoặc là "những người già chăm sóc lẫn nhau".

Bi kịch xảy ra từ đây.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia tại Nhật, từ năm 2007 đến 2014 đã có 356 vụ án giết người và 2515 vụ tự tử do mệt mỏi vì chăm sóc người khác, trung bình cứ hai tuần lại có một vụ giết người với động cơ như trên.

Bệnh tật không chỉ hành hạ người bệnh mà còn tạo áp lực lên tinh thần và thể chất của người chăm sóc. Họ tuyệt vọng và chọn kết thúc tất cả bằng cái chết.

Từ năm 2010, đài NHK của Nhật Bản đã phân tích 138 vụ án mạng liên quan đến chăm sóc người bệnh. Bảng khảo sát do NHK thu thập được cho thấy cứ 4 người chăm sóc sẽ có 1 người từng nghĩ đến giết người.

So với mệt mỏi thể chất, căng thẳng tinh thần mới là thứ khó ai chịu đựng được. Một người đàn ông sống ở miền Trung Nhật Bản đã treo cổ người mẹ mắc bệnh Alzheimer với 1 sợi dây thừng.

Ban đầu, nhiệm vụ chăm sóc mẹ do người anh trai đảm nhận. Tuy nhiên, bệnh tình của mẹ càng ngày càng nghiêm trọng còn người này không có thời gian chăm sóc vì phải đi làm. Chính vì thế, người này đã gọi em trai thất nghiệp đến chăm sóc mẹ.

Vì xa nhau 25 năm, bà mẹ đã không nhận ra người con trai út khi gặp lại, cả hai người không thể giao tiếp bình thường.

Tháng thứ 2 chăm sóc mẹ, người em nhìn thấy mẹ từ phòng vệ sinh bước ra, toàn thân dính đầy phân và lẩm nhẩm: "Mình đang làm sai điều gì à?". Lúc này người em mới nhận ra, hóa ra mẹ mới là người đau khổ nhất, đáng thương nhất.

Vài ngày sau, người em đã treo cổ mẹ bằng một sợi dây.

Vợ chồng già giết nhau, con cái giết bố mẹ: Phải chăng đây là lối thoát duy nhất cho những áp lực khi phải chăm sóc người lớn tuổi ở Nhật? - Ảnh 3.

Áp lực từ việc chăm sóc mẹ đã khiến người đàn ông ra tay "giải thoát" cho mẹ và chính mình.

Nhưng người anh trai bày tỏ sự thông cảm trước tội ác của em mình: "Nó nhìn thấy những lúc khó ở nhất của mẹ, và rồi tinh thần nó suy sụp nhanh chóng. 

Mặc dù tòa tuyên án giết người vì mệt mỏi trong quá trình chăm sóc, nhưng tôi biết nó không còn đường nào để đi nữa rồi".

"Thực tế, tôi cũng không chịu đựng nổi. Nếu không có nó, có lẽ kẻ giết mẹ chính là tôi".

"Tôi mới là người tồi tệ nhất".

Để giảm bớt bi kịch của việc chăm sóc người thân, viện dưỡng lão được xem là cách tốt nhất. Nhưng thực tế không đơn giản như thế.

Ông Hatake 75 tuổi đã giết người vợ mắc bệnh Alzheimer. Trước đó, ông chỉ chăm sóc vợ một mình và chịu đựng những cơn thịnh nộ và nói sảng từ người bạn đời mỗi ngày. 

4 tháng trước khi phạm tội, ông Hatake nộp đơn lên chính quyền địa phương để được đưa vợ vào viện dưỡng lão. Nhưng đã bị từ chối.

Ngoài ra, ông Hatake còn nhận được thông báo rằng, có hơn 600 người đang xếp hàng chờ được vào viện dưỡng lão. 

Tính đến năm 2008, vẫn còn 90 nghìn người xếp hàng chờ được vào viện trên khắp Nhật Bản và số người nộp đơn đã vượt qua số lượng giường.

Bi kịch chăm sóc người thân tại nhà vẫn tiếp diễn và mảng đen tối trong viện dưỡng lão cũng bất tận.

Bà Kako 85 tuổi được con gái đưa vào viện dưỡng lão, nhưng nhanh chóng phát hiện ra sự bất thường: Bà Kako luôn mặc cùng một bộ đồ trong nhiều ngày cô đến thăm. Cô cũng phát hiện ra nhiều vết tím bầm trên người cụ bà 85 tuổi. 

Câu chuyện của bà Kako chỉ là phần nổi trong "tảng băng chìm" sai lầm trong quản lý viện dưỡng lão.

Ngay cả các thành viên trong gia đình còn không thể tự chăm sóc bản thân và người nhà thì làm sao có thể trông đợi vào những người điều dưỡng không có quan hệ huyết thống?

Vợ chồng già giết nhau, con cái giết bố mẹ: Phải chăng đây là lối thoát duy nhất cho những áp lực khi phải chăm sóc người lớn tuổi ở Nhật? - Ảnh 5.

Ảnh chụp từ một bộ phim truyền hình Nhật Bản.

Nghề điều dưỡng khó khăn và mệt mỏi hơn các công việc bình thường như thu nhập chưa bao giờ được xem là cao. 

Tính đến cuối năm 2018, mức lương trung bình hằng năm của người dân Nhật là khoảng 4,2 triệu Yên, trong khi của nhân viên điều dưỡng chỉ khoảng 2,7 đến 3,3 triệu Yên.

Vào tháng 11/2014, một vụ án mạng trong viện dưỡng lão tại Kawasaki đã gây chấn động Nhật Bản. 3 người lớn tuổi đã rơi khỏi toà nhà chăm sóc người già. 

Theo kết quả điều tra, thủ phạm là nhân viên cũ của viện dưỡng lão này.

Năm 2016, một người đàn ông đã giết chết 19 người và làm bị thương 26 người tại một viện dưỡng lão Nhật Bản. Được biết, hắn là nhân viên của viện và bị sa thải vì nghi ngờ lạm dụng người già.

Theo thống kê, tổng dân số Nhật Bản sẽ giảm còn 86 triệu người vào năm 2060 và tỷ lệ người trên 65 tuổi sẽ chiếm 40%. Vào thời điểm đó, cứ 3 người sẽ có 1 người phải chăm sóc người lớn tuổi.

Vấn đề lão hóa đã trở thành gánh nặng cho xã hội Nhật Bản.

(Tên các nhân vật đã được thay đổi).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại