Vỏ cam kết hợp cùng thứ này sẽ thành 'thuốc quý' dưỡng tâm, an thần

Đậu Đậu |

Bộ phận này của quả cam nếu dùng pha trà thì hương thơm ngào ngạt, uống vào sảng khoái. Dùng nấu canh có thể điều khí, khai vị, khử ẩm.

Theo y học cổ truyền, từ lâu vỏ cam đã được sử dụng như một vị thuốc tốt cho dạ dày, tiêu đờm, chữa ho, nôn mửa và giảm tức ngực hiệu quả.

Theo Đông y, vỏ cam có tính vị cay, thơm, tính ấm. Tác dụng thông, khí trệ, tiêu đờm, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Vỏ cam kết hợp cùng thứ này sẽ thành thuốc quý dưỡng tâm, an thần - Ảnh 1.

Vỏ cam phơi khô dùng để pha trà có công dụng rất tốt. Đặc biệt là loại bỏ ẩm ướt, điều hòa khí, bổ tỳ và giảm đờm.

Vỏ cam dùng pha trà thì hương thơm ngào ngạt, uống vào sảng khoái. Dùng vỏ cam nấu canh có thể điều khí, khai vị, khử ẩm.

Theo dược sĩ Gong Youming (công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc): Vỏ cam phơi khô dùng để pha trà có công dụng rất tốt. Đặc biệt là loại bỏ ẩm ướt, điều hòa khí, bổ tỳ và giảm đờm. Đối với những người hàng ngày có triệu chứng ho kèm theo đờm trắng có thể dùng nước vỏ cam để giảm ho, tiêu đờm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vỏ cam khô thì mới có công dụng tốt. Bởi vỏ cam tươi chứa đường, không tốt để làm thuốc. Vỏ cam tươi cũng có nhiều tinh dầu, nếu ăn nhiều sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hoá.

Vỏ cam có thể sử dụng theo cách nào?

- Để trị tiêu hóa kém, bạn có thể dùng vỏ cam phơi khô, lượng tùy dùng, đem sắc nước uống.

- Để trị phù sau sinh, có thể dùng vỏ cam và vỏ bưởi khô cùng ngũ gia bì, lượng vừa đủ bằng nhau, đem đi sắc uống.

- Ngoài ra, có thể tận dụng vỏ cam để chống say tàu xe. 1 tiếng trước khi lên xe hãy gấp vỏ cam tươi lại, dùng ngón tay bóp vào lỗ mũi vài giọt tinh dầu vỏ cam. Đồng thời giữ vỏ cam trên tay hít hà liên tục sẽ có thể chống say tàu xe rất hiệu quả.

Vỏ cam kết hợp cùng thứ này sẽ thành thuốc quý dưỡng tâm, an thần - Ảnh 2.

Vỏ cam dùng pha trà thì hương thơm ngào ngạt, uống vào sảng khoái.

- Để giảm đầy hơi, hãy dùng vỏ cam tươi ngâm với nước sôi, thêm một lượng đường thích hợp để pha trà vỏ cam. Trà vỏ cam có tác dụng loại bỏ chứng đầy hơi, thúc đẩy chất lỏng trong cơ thể và làm dịu cổ họng.

- Nước sắc với 30 gam vỏ cam có thể chữa hôi miệng.

- Nước sắc từ vỏ cam và vài lát gừng có thể chữa được chứng lạnh bụng và nôn mửa.

Vỏ cam nên kết hợp với 4 thứ sau sẽ tạo thành thức uống cực tốt

1. Vỏ cam + hoàng kỳ

Dược sĩ Gong Youming cho biết sự kết hợp giữa vỏ cam và hoàng kỳ có thể điều hòa khí và tăng cường sinh lực cho lá lách. Thích hợp cho người hay bị tiêu chảy, toàn thân suy nhược.

2. Vỏ cam + gừng

Nếu bạn là một người thường xuyên bị ho, kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn mửa, đầy bụng có thể dùng gừng kết hợp với vỏ cam. Sự kết hợp này có tác dụng giải đờm và xua tan cảm lạnh, thúc đẩy lưu thông khí.

Vỏ cam kết hợp cùng thứ này sẽ thành thuốc quý dưỡng tâm, an thần - Ảnh 3.

Nước sắc từ vỏ cam và vài lát gừng có thể chữa được chứng lạnh bụng và nôn mửa.

3. Vỏ cam + táo gai

Đối với người tỳ vị hư nhược, dạ dày khó tiêu có thể dùng thức uống từ vỏ cam và táo gai, không những có thể giải trừ tỳ vị hư nhược, còn có thể bồi bổ dạ dày.

4. Vỏ cam + chà là đỏ

Đối với những người tinh thần mệt mỏi, toàn thân suy nhược, hay mất ngủ về đêm có thể dùng trà vỏ cam kết hợp chà là đỏ. Món này có tác dụng điều khí, bổ tỳ, dưỡng tâm, an thần.

Vỏ cam kết hợp cùng thứ này sẽ thành thuốc quý dưỡng tâm, an thần - Ảnh 4.

Lưu ý trước khi dùng vỏ cam khô

Trước khi dùng bạn cần phải rửa sạch vỏ cam bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn, các chất có hại trên vỏ.

Vỏ của quả cam khá cứng, có thể gây khó chịu khi ăn cũng như khi tiêu hóa. Do vậy nên tránh dùng quá nhiều.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại