Việc xác định phương thức thanh toán và phương tiện thanh toán là một vấn đề không kém phần quan trọng để bảo toàn nguồn thu sau khi xuất hàng.
Nếu không có biện pháp bảo đảm thanh toán an toàn trong xuất khẩu thì mọi tham vọng đều vô ích. Vì trước tiên, xuất khẩu vũ khí là để tự chủ kinh phí đến từng đơn vị sản xuất quốc phòng. Nhưng nếu không thu được tiền hàng thì kinh phí thiệt hại không có cách gì bù đắp.
Rất nhiều hợp đồng xuất khẩu vũ khí là nhắm đến các vùng có xung đột hay có nguy cơ xung đột cao. Bản thân việc làm ấy đã tiềm ẩn rủi ro. Các công ty bảo hiểm sẽ bán giá rất cao hoặc không bảo hiểm cho các hợp đồng này.
Nếu bảo hiểm giá cao thì nó chính là phần giá trị gia tăng không mong muốn làm giảm lợi thế cạnh tranh. Trong khi các mặt hàng khả dĩ có khả năng xuất khẩu của chúng ta chủ yếu tập trung cạnh tranh về giá cả do hàm chứa công nghệ/tính năng chưa cao.
Như vậy, việc đính kèm giá bảo hiểm trong giá bán là điều gần như bất khả thi với các nước nhỏ, đơn hàng ít như Việt Nam cũng như các quốc gia nhỏ bé có tiềm lực tài chính thấp như ở Tây Bắc Phi.
Một số loại vũ khí, trang bị do Việt Nam chế tạo. Ảnh: QĐND.
Hiện nay, trong buôn bán hàng công nghệ quốc phòng có tồn tại một số hình thức thanh toán sau:
Thanh toán bằng ngoại tệ vững giá qua ngân hàng có đảm bảo thu hộ (L/C)
Đây là hình thức thanh toán quốc tế chủ yếu cho hầu hết các đơn hàng nói chung chứ không riêng trong lĩnh vực hàng hoá quân sự. Tuy nhiên, việc thanh toán này thông qua hệ thống REUTER/SWIFT có kiểm soát của các thế lực tài chính quy mô toàn cầu.
Tính an toàn của nó cũng chính là rủi ro của nó. Bất kỳ một sự thay đổi chính sách nào của các nước lớn kiểm soát hệ thống tài chính trên cũng là rỉ ro của dòng tiền thu hồi.
Thanh toán bằng ngoại tệ vững giá – tiền mặt
Đây là hình thức buôn bán chợ đen chủ yếu. Phương thức này không chịu rủi ro trên hệ thống tìn dụng chứng từ có kiểm soát cấp liên nhà nước và tư bản quốc tế.
Tuy nhiên, điểm yếu của phương thức này chính là phải thu gom vận chuyển một lượng tiền mặt quá lớn như 1 loại hàng hoá để thanh toán, thu hồi tiền hàng.
Chính lượng ngoại tệ tiền mặt này hàm chứa các rủi ro khi nó vẫn chịu sự kiểm soát của nước phát hành đồng tiền đó. Họ có quyền tuyên huỷ cả series tiền khi nhận thấy sự thiệt hại nếu có của thương vụ dùng đồng tiền đó gây ra cho họ.
Thanh toán bằng hàng đổi hàng
Đây là hình thức thanh toán tuy nhiêu khê, nhưng khá an toàn. Tuy nhiên, để thực hiện thanh toán bằng hình thức này đòi hỏi bên mua và bên bán cần thương lượng thiết lập ít nhất một kênh trao đổi hàng hoá.
Hiện nay, những vũ khí mang vác bộ binh, đạn dược của Trung Quốc tràn ngập Châu Phi và Trung đông cũng thông qua kênh trao đổi hàng hoá này. Họ cung cấp vũ khí và nhận về dầu mỏ và các loại khoáng sản khác.
Chúng ta hoàn toàn có thể học tập Trung Quốc để cạnh tranh với họ tại các thị trường này.
Radar RV-02 do Việt Nam chế tạo. Ảnh: Báo PK-KQ.
Vậy các nước Bắc và Tây Phi có gì để chúng ta có thể trao đổi hàng hoá?
- Dầu mỏ: đây là mặt hàng chính của các nước Bắc & Tây Phi cũng như Trung Đông. Nếu chúng ta nhập khẩu dầu mỏ để trao đổi vũ khí cũng là một lựa chọn không tồi.
- Kim loại quý và đá quý: như vàng, kim cường… đây là những mặt hàng vững giá và có giá trị quốc tế cao.
- Quặng sắt: nếu chúng ta là một nước có trữ lượng than lớn thì các nước Tây Phi lại là các nước có lượng quặng sắt lớn nhất thế giới.
Quặng sắt – Than đá, đó là hai thành phân chính của công nghiệp luyện kim mà chúng ta trước nay vẫn khuyết mất một phần. Ngoài ra, quặng sắt – đá vôi là hai thành phần chính để sản xuất xi măng.
- Bông vải: Nhiều quốc gia ở khu vực này có năng lực sản xuất tương đối lớn bông, vải trong khi nhu cầu của ta rất lớn. Đây là một trong những "bước ngoặt" giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tất cả các mặt hàng trên là hoàn toàn thiết yếu cho chúng ta nếu biết tận dụng các lợi thế của mình.