VN dùng quả này để nấu ăn sáng, vì sao thế giới ca tụng là trái cây "đến từ thiên đường"?

Vân Hồng |

Gấc là trái cây phổ biến và bình dân ở Việt Nam, nhưng được thế giới gọi là quả thiên đường với những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Gấc có tiềm năng trở thành cây dược liệu quý.

Quả gấc (tên khoa học là Momordica cochinchinensis) một loại quả phổ biến ở Việt Nam, được trồng ở nhiều địa phương, cho thu hoạch dài ngày và có thể bảo quản ngăn đá để sử dụng quanh năm.

Vậy nhưng ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác, kể cả Châu Âu và Mỹ, gấc được xem là trái cây đặc biệt, có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, có thể chế biến ra nhiều sản phẩm tiêu dùng có giá trị cao. Dược liệu làm từ gấc, dầu gấc đều là những sản phẩm nổi tiếng.

VN dùng quả này để nấu ăn sáng, vì sao thế giới ca tụng là trái cây đến từ thiên đường? - Ảnh 1.

Vì sao gấc được gọi là quả thiên đường, quả trường sinh?

Theo nghiên cứu Đông y được ghi trong sách "Bản thảo cương mục" của Trung Quốc, gấc tính ôn, vị đắng thiên ngọt, có độc, tác dụng tiêu sưng, giải độc, chủ trị các loại bệnh liên quan đến u nhọt, đau, sưng phù do độc tố, trĩ tắc mạch, là thành phần dược liệu để bào chế ra những loại thuốc viên hoặc thuốc đông y.

Trong sách Đông y của Trung Quốc chép rằng, gấc còn được gọi với nhiều cái tên như quả vợ chồng, quả thiên đường, quả trường sinh, quả âm dương. Khi quả chín có màu đỏ tươi rất đẹp.

Năm 2004, một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, gấc có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, là cây nhiệt đới được trồng nhiều ở Việt Nam, Khu vực Nam Á. Gấc cũng là cây thực vật truyền thống của Việt Nam, dùng để làm xôi gấc, các món ăn từ gấc vào các ngày lễ tết cổ truyền, sau này được chế biến đa dạng thành món ăn phổ biến hàng ngày.

Đồng thời, nghiên cứu cho thấy, gấc được xem là món ăn giúp trẻ nhỏ cải thiện sức khỏe, giảm suy nhược, phụ nữ bồi bổ sức khỏe khi mang thai, cho con bú.

Ở Đài Loan, vì đánh ra rất cao tác dụng của gấc nên họ đã lấy giống cây từ Việt Nam và trồng nhiều ở các vùng như Gia Nghĩa, Đài Nam, Vân Lâm…

VN dùng quả này để nấu ăn sáng, vì sao thế giới ca tụng là trái cây đến từ thiên đường? - Ảnh 2.

Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia, đứng đầu là tiến sĩ Lâm Triết An, Trung tâm nghiên cứu hệ miễn dịch phòng ung thư (trụ sở tại Mỹ), gấc có chứa các thành phần như lycopene, carotene, zeaxanthin, cryptoxanthin, Q10, Omaga3, lutein… có thể thay thế cà chua, cà rốt, ngô vàng, bí ngô và các loại thực phẩm có màu đỏ khác.

Lợi thế lớn nhất của gấc chính là thành phần dinh dưỡng đa dạng với tỷ lệ khác nhau. Khi ăn gấc, giống như bạn đang ăn nhiều loại trái cây cùng lúc, không chỉ mang lại tác dụng chống viêm tiêu sưng, ngừa sinh bệnh của một số cơ quan trong cơ thể, mà chúng còn có tác dụng khác đi kèm như bảo vệ võng mạc, đừng lo lắng về việc ăn quá nhiều lutein trong gấc có thể khiến bạn bị vàng da.

Ngoài ra, chất Q10 có nhiều trong gấc có thể bảo vệ sự co cơ tim, sự hình thành collagen, có tác dụng quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ.

Gấc được xem là loại trái cây có chứa chất carotenoid phổ biến nhất được tìm thấy trong các loại trái cây, trong đó hàm lượng lycopene cao hơn 76 lần cà chua, chất β-carotene cao hơn 15 lần cà rốt. Đáng nói hơn, gấc chứa hormone và β-carotene hoàn toàn tự nhiên rất dễ được hấp thụ vào cơ thể.

VN dùng quả này để nấu ăn sáng, vì sao thế giới ca tụng là trái cây đến từ thiên đường? - Ảnh 3.

Giá trị dinh dưỡng và dược tính của gấc

Ngoài những lợi ích kể trên, những giá trị dinh dưỡng khác của gấc được liệt kê sau đây cũng khiến nhiều người thán phục.

1. Tăng cường sinh lực, kéo dài tuổi thọ

Từ xưa đến nay, gấc luôn được các chuyên gia dược liệu Đông Tây y xem là một vị thuốc tốt vì tác dụng tăng cường tinh lực, kéo dài tuổi thọ, thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe của cơ và khớp, và tăng cường các mô cơ thể. Duy trì sự toàn vẹn của da và màng niêm mạc, ngăn ngừa da khô và thô sạm.

2. Tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt, chống ôxy hóa

Trong phần thịt gấc chứa chất lycopene với hàm lược cao hơn cà chua tới 10 lần. Chất này có hiệu quả cao trong việc tăng cường sức khoẻ cho tuyến tiền liệt, đồng thời tăng cường khả năng chống oxy hóa cho toàn bộ cơ thể.

3. Bổ sung vitamin tổng hợp

Gấc chứa chất được biết đến như là chất dinh dưỡng tiền vitamin A - carotenoid và retinol. Đây là loại tiền Vitamin có thể giúp cơ thể tổng hợp các vitamin cần thiết khác. Tiêu thụ một lượng gấc vừa đủ cũng giống như bạn uống một loại vitamin tổng hợp.

4. Bổ mắt

Tinh hoa dinh dưỡng tốt nhất trong gấc có thể giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện đáng kể các nguyên nhân khiến cơ thể suy yếu. Ngoài ra, gấc còn chứa các chất giúp cấu thành nên các tế bào thị giác, vật chất cảm quang, vì thế nó được đánh giá là rất tốt để hỗ trợ thị lực.

5. Cải thiện hệ miễn dịch, ngừa ung thư

Các hợp chất hoạt tính sinh học trong gấc có thể thúc đẩy sự hấp thụ và vận chuyển β-carotene, duy trì và tăng cường chức năng miễn dịch, qua đó tăng cường hệ thống miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Chất β-carotene giống như có trong cà rốt, có tác dụng ngăn ngừa và ức chế tế bào ung thư phổi. Khi carotene vào trong cơ thể người, sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Mỗi phân tử carotene có thể được chuyển thành hai phân tử vitamin A.

6. Phát triển xương, cơ, tránh dị tật thai nhi

Tinh dầu gấc không chỉ được sử dụng để thúc đẩy và tăng cường sức khoẻ của phụ nữ mang thai và cho con bú, mà còn hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển, thúc đẩy hiệu quả sự phát triển của tế bào, ngăn ngừa sự thiếu hụt hoặc dị tật bẩm sinh, nâng cao sự phát triển lành mạnh của xương và răng.

VN dùng quả này để nấu ăn sáng, vì sao thế giới ca tụng là trái cây đến từ thiên đường? - Ảnh 4.

7. Dễ dàng hấp thụ vào cơ thể

Hoạt tính sinh học lycopene và vitamin, β-carotene trong gấc có tính linh hoạt cực kỳ cao, chúng rất dễ dàng được cơ thể hấp thụ, vì thế, ăn một lượng nhỏ gấc cũng có thể mang lại tác dụng đáng kể so với việc ăn cùng lúc nhiều loại hoa quả khác.

8. Hạt gấc là một bảo dược

Không chỉ phần thịt gấc có giá trị dinh dưỡng cao với sức khỏe, mà hạt gấc cũng được Đông y xem là một loại bảo dược (thuốc quý) để chữa các bệnh liên quan đến gan và lá lách, chữa bệnh, trĩ, bầm tím, phù nề và dưỡng ẩm.

VN dùng quả này để nấu ăn sáng, vì sao thế giới ca tụng là trái cây đến từ thiên đường? - Ảnh 5.

Lưu ý khi ăn gấc

Mặc dù gấc rất tốt nhưng khi ăn cần một số lưu ý, hạt gấc là một vị thuốc quý nhưng nó chứa độc tố, phải thông qua bào chế mới có thể sử dụng. Vì vậy khi ăn phần thịt gấc thì không nên "ăn nhầm" hạt gấc.

Đặc biệt hạt gấc nhỏ, có thể gây nguy hiểm nếu cho trẻ ăn mà không quan sát loại bỏ hạt. Nếu ăn nhầm có thể gây ra đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng. Nếu không may trúng độc, nên khẩn trương đưa đến bệnh viện cấp cứu, tạo phản ứng nôn và điều trị giải độc tức thì.

VN dùng quả này để nấu ăn sáng, vì sao thế giới ca tụng là trái cây đến từ thiên đường? - Ảnh 6.

*Theo Health/Bách khoa TQ/Wenku

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại