Xe điện đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam.
Với việc nhận phản hồi ban đầu tốt từ những người dùng tiên phong về việc chi phí sử dụng tiết kiệm hơn khá nhiều so với xe xăng cùng phân khúc, đã có không ít người bắt đầu tính đến việc mua xe điện để chạy dịch vụ.
Trong giai đoạn hiện tại, nếu mua xe điện VinFast để chạy dịch vụ taxi điện Xanh SM, bài toán kinh tế sẽ được tối ưu như thế nào so với xe xăng?
Chi phí mua xe
Với những người muốn mua xe điện để chạy dịch vụ, có 2 lựa chọn được xem là hợp lý nhất giai đoạn này là mẫu VF 5 và VF e34. Đây cũng là 2 phổ biến trong dải sản phẩm phục vụ kinh doanh của Xanh SM.
Đây cũng là thời điểm cả GSM và VinFast đều đang có chính sách hỗ trợ vay trả góp mua xe điện, khi người dùng chỉ cần thanh toán 20-30% giá xe ban đầu. Theo tính toán của một số tài xế, nếu mua xe theo diện hỗ trợ này, tài xế chỉ cần chăm chỉ "cày cuốc" trong khoảng 2 năm là có thể trả cả gốc lẫn lãi, sở hữu hoàn toàn chiếc xe .
Ví dụ, khi mua mẫu VF 5 plus (không bao gồm pin) với giá 468 triệu đồng, khách hàng sẽ chỉ cần chuẩn bị vốn tự có 30% giá trị xe là khoảng 140 triệu đồng, 70% còn lại được ngân hàng cho vay. Lãi suất cố định là 5% trong 2 năm đầu. Tính ra mỗi tháng cả gốc và lãi, chủ xe VF 5 Plus trả hơn 6,3 triệu đồng.
Hoặc với mẫu xe VF e34, chủ xe chỉ phải trả trước khoảng 213 triệu đồng, mỗi tháng trả cả gốc và lãi khoảng 9,6 triệu đồng.
Nếu kết hợp chạy xe dịch vụ tích cực, mỗi tháng chủ xe có thể thu về 20-30 triệu đồng, vậy sau khoảng hơn 2 năm là tài xế có thể thu về 480 -720 triệu đồng, đồng nghĩa có thể trả hoàn toàn chi phí mua xe.
Như vậy, với các chính sách "song kiếm hợp bích" của cả GSM và VinFast, những ai đang có nhu cầu có thể xoay xở vốn đối ứng ban đầu mua xe VinFast, sau đó đăng ký làm tài xế Xanh SM. Mỗi tháng vừa có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, có dòng tiền ổn định để trả cả gốc và lãi.
Chi phí vận hành
Chi phí vận hành xe điện cũng được tiết kiệm đáng kể so với chạy dịch vụ bằng xe xăng. 1km vận tải xe xăng thấp nhất cần chi 1.200 - 1.600 đồng với giá xăng hiện hành. Còn xe điện chỉ tốn chỉ 400 đến 600 đồng.
Ví dụ, trung bình quãng đường di chuyển của 1 chiếc xe chạy dịch vụ là khoảng 10.000 km/tháng. Pin của VF 5 Plus có dung lượng 37,23kWh, cho phạm vi hoạt động tối đa 300km. VinFast đang áp dụng đơn giá cho mỗi lần sạc tại trạm công cộng là 3.210,9 đồng/kWh. Tính ra, chi phí sạc pin là khoảng 4,78 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, mẫu Hyundai Grand i10 tốn khoảng 12 triệu đồng/tháng để đổ xăng, chi phí nhiên liệu của xe điện rẻ hơn hẳn nếu so với xe xăng. Đây chính là điểm mấu chốt để tối ưu chi phí cho cá nhân kinh doanh dịch vụ.
Về chi phí bảo hành/bảo dưỡng với xe điện thường chỉ tương đương khoảng 25-30% so với xe xăng. Nguyên nhân là do xe điện có thiết kế đơn giản, hệ thống dẫn động được loại bỏ đến 20 bộ phận so với xe xăng, nhờ đó các chi tiết cần bảo dưỡng định kỳ sẽ ít hơn và đơn giản hơn.
Nhiều chủ xe từng chia sẻ, mẫu VF e34 chạy được 12.000 km nhưng chi phí sửa chữa chưa đến 300.000 đồng (đã bao gồm thuế VAT). Hay nhiều mẫu xe xăng chạy đến 40.000 km sẽ có chi phí bảo dưỡng khoảng 15-18 triệu đồng trong khi với xe điện chỉ khoảng 4-5 triệu đồng.
Đặc biệt, với thời gian bảo hành lên tới 7-10 năm, khách hàng dùng xe điện hoàn toàn yên tâm trong thời gian dài, thậm chí tiết kiệm được khoản chi phí không nhỏ.
Chia sẻ doanh thu
Mới đây, GSM đã gây chú ý khi chính thức triển khai chương trình “Mùa hè Xanh vì Tương lai xanh”, với cam kết chia sẻ doanh thu tới 87% cho các đối tác tài xế tham gia nền tảng Xanh SM Platform, bắt đầu từ 1/6.
Có thể nói đây là chính sách chia sẻ doanh thu tốt nhất thị trường gọi xe hiện tại, tương đương với mức chiết khấu chỉ bằng một nửa Grab (Grab đang thu về 26-27%, chia cho tài xế 73-74%). Gojek Việt Nam có mức chiết khấu với ô tô là khoảng 25% - tức là tài xế hưởng 75%. Trong khi đó, mức chiết khấu của Be được cho là lên tới hơn 30% - tài xế nhận về 70%.
Ngoài ra, nhiều hãng xe chạy xăng còn thu thêm các loại phụ phí khác nhau từ tài xế như phí nắng nóng, phí tắc đường, phí dịch vụ… Những khoản phí này sẽ làm giảm thu nhập của tài xế và tăng chi phí hoạt động.
Đáng nói, 87% chia sẻ doanh thu là áp dụng trong một năm chứ không chỉ một vài tháng rồi hủy. Sau đó, mức chiết khấu cũng chỉ giảm còn 80%, vẫn là mức rất cao và cao hơn các hãng còn lại trên thị trường. Vì vậy, tài xế hoàn toàn yên tâm về lâu dài, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, chủ động với các phương án tài chính và kế hoạch cá nhân.
Thị phần gọi xe có thể sẽ thay đổi?
Với nhiều lợi ích trên, các tài xế đang chạy xe xăng cho các ứng dụng gọi xe khác cũng hoàn toàn có thể bán xe cũ để mua xe điện. Qua đó có thể trải nghiệm dịch vụ xe điện chất lượng, không mùi xăng dầu, không tiếng ồn động cơ và hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Theo nghiên cứu của Mordor Intelligence, sau 1 năm kể từ khi đi vào hoạt động, Xanh SM đã vươn lên đứng thứ 2 thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam, chỉ sau Grab, chiếm 18,17% thị phần vào quý 4/2023. Con số này gấp đôi Be Group ở vị trí thứ 3 (9,21%), gấp hơn 3 lần thị phần của Gojek ở vị trí thứ 4 (5,87%).
Nhờ tỉ lệ chia sẻ doanh thu hấp dẫn, Xanh SM Platform hoàn toàn có khả năng thu hút tài xế từ các hãng gọi xe khác cũng như hút thêm các tài xế mới, qua đó tăng thị phần, vẽ lại "miếng bánh" gọi xe công nghệ.
Hiện Xanh SM chính thức đưa vào vận hành gần 30.000 taxi thuần điện ở hơn 40 tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngoài ra, hãng cũng có hơn 30 đối tác doanh nghiệp chuyển đổi sang dùng xe điện, nền tảng Xanh SM Platform cũng ghi nhận gần 1.000 đối tác tài xế độc lập, là những chủ xe điện VinFast trên toàn quốc.