Vietjet trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 Đông Nam Á, vượt cả AirAsia, chỉ xếp sau Singapore Airlines

Vân Đàm |

Vietjet hiện là hãng hàng không giá trị lớn thứ 2 Đông Nam Á.

Vietjet Aviation – hãng vận chuyển lớn nhất Việt Nam đã phát triển thành hãng hàng không giá trị lớn thứ 2 Đông Nam Á về vốn hóa thị trường và họ đang tiếp bước thành công nhằm tạo ra mạng lưới những hành trình bay quốc tế vượt ngoài khu vực.

Cụ thể, vốn hóa thị trường của Vietjet Air hiện ở mức 71.492 tỷ VNĐ (tương đương hơn 3 tỷ USD) đã vượt cả hãng hàng không giá rẻ được cho là lớn nhất Đông Nam Á Air Asia (2,1 tỷ USD) và chỉ xếp sau Singapore Airlines (gần 8,5 tỷ USD).

Nhật Bản được xem là trung tâm trong chiến lược tăng trưởng của Vietjet thời điểm hiện tại. Vào ngày thứ 5, Vietjet sẽ bắt đầu phục vụ chặng bay giữa Hà Nội và sân bay Kansai gần Osaka.

Đây là bước tiếp theo sau hành trình bay giữa TP Hồ Chí Minh và sân bay Osaka được cấp phép vào tháng 12 và một đường bay giữa Hà Nội với sân bay Narita gần Tokyo. Hành trình đến sân bay Haneda của Tokyo, Chubu gần Nagoya và sân bay của Fukuoka cũng đang được xem xét.

CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo trả lời phỏng vấn tờ Nikkei rằng hãng hàng không của bà đang tìm cách nắm bắt nhu cầu trong nước tăng cao cho du lịch làm việc và nghỉ dưỡng tới Nhật Bản.

Giá vé của hãng được đánh giá là thấp, với hành trình giữa Hà Nội và Kansai chỉ gần 300 USD, tức là chỉ bằng 1/3 so với mức giá tương tự của Vietnam Airlines.

Tháng 6/2017, Vietjet đã hợp tác với Japan Airlines (JAL) để phục vụ cho mục đích mở rộng ra toàn cầu. Vietjet bắt đầu code-sharing (chuyến bay liên doanh) với các chuyến bay nội địa Việt Nam với JAL kể từ tháng 10.

Vietjet hiện cung cấp dịch vụ tới 9 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hãng hàng không này sẽ sớm đưa ra quyết định về việc liệu có mở thêm những đường bay mới như tới Ấn Độ, Nga và Australia không. Họ cũng đang cân nhắc kế hoạch hợp tác với với các hãng vận chuyển châu Âu.

Sự mở rộng của Vietjet một phần là nhờ TPP-11 – hiệp định hợp tác thương mại tự do 11 nước mà Việt Nam có tham gia. Một đòn bẩy khác là tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh của Việt Nam nhờ các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài.

GDP của Việt Nam tăng 6,88% trong quý kết thúc vào tháng 9, tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay. Tiêu dùng cũng tăng cao. Số lượng người Việt du lịch ra nước ngoài tăng từ 10% lên 15% trong vài năm qua, đạt 7,5 triệu lượt vào năm 2017.

Vietjet hiện chỉ có 2 đối thủ trong nước: Vietnam Airlines và Jetstar Pacific. "Chỉ có 3 hãng hàng không tại Việt Nam giúp khả năng tạo ra lợi nhuận trong thị trường nội địa dễ dàng hơn".

Năm ngoái, Vietjet đã vượt Vietnam Airlines để trở thành đơn vị dẫn đầu trong mảng vận chuyển nội địa. Sự vươn lên mạnh mẽ của Vietjet tập trung chủ yếu vào chiến lược cắt giảm chi phí.

Không chỉ là hãng hàng không không tách biệt hoàn toàn những dịch vụ phụ đi kèm, đây còn là hãng mua được những chiếc máy bay tiết kiệm nhiên liệu tối đa.

Chi phí trung bình mỗi ghế của Vietjet, không tính nguyên liệu, chỉ cộng thêm 2,25 cent cho mỗi km, thấp bậc nhất trong số những hãng hàng không toàn cầu. Biên lợi nhuận họ đạt được quanh mức 11%, vượt cả những hãng vận chuyển đẳng cấp như Singapore Airlines.

Các bữa ăn trong chuyến bay – được thu thêm phí với menu giống với những hãng hàng không giá rẻ. Nổi tiếng nhất có lẽ là bộ đồng phục bikini mà các tiếp viên của hãng từng mặc. Nhờ dịch vụ độc đáo này, doanh thu hàng năm của Vietjet đã tăng trưởng 160% trong 3 năm qua.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại