Việt Nam tạo thành tích cao chưa từng có trong lĩnh vực tăng trưởng gấp 3,5 lần tăng trưởng GDP: Kỳ lân công nghệ Việt góp công lớn

Minh Tiến |

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới giảm mạnh thì kinh tế số vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Năm 2023, kinh tế số đã đóng góp khoảng 16,5% vào GDP Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng trên 20% mỗi năm.

Kinh tế số Việt Nam năm 2023 tăng trưởng đạt 19%, cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP

Báo cáo e-Conomy SEA 2023 cho biết, kinh tế số của Việt Nam đang tiếp tục thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ, với dự báo sẽ đạt khoảng 45 tỷ USD vào năm 2025. Sự mở rộng này được thúc đẩy bởi kỳ vọng tăng trưởng kinh tế ổn định và sự gia tăng sử dụng các dịch vụ số trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong đó, ngành thương mại điện tử của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, với các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM dẫn đầu về mức độ tham gia số. Tuy nhiên, có sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các thành phố này và các khu vực khác về nhu cầu và khả năng đáp ứng thương mại điện tử.

Đi cùng với thương mại điện tử, thanh toán không tiền mặt cũng phát triển mạnh mẽ. Lĩnh vực này được hỗ trợ bởi chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân. Hơn nữa, những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại các khu vực nông thôn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xu hướng này hơn nữa.

Nhìn chung, sự tăng trưởng trong các dịch vụ tài chính số tại Việt Nam được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ của chính phủ, sự gia tăng thâm nhập Internet và dân số trẻ, am hiểu công nghệ.

Với nỗ lực không ngừng trong chuyển đổi số, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tự chưa từng có. Báo cáo của Google đánh giá, tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5%. Tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam vào khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Ngoài ra, năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chọn là năm đồng hành đưa doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ra quốc tế. Đến nay, hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022, với tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm trước. Doanh thu từ các khu công nghệ thông tin tập trung ước đạt khoảng 15 triệu USD/ha/năm, cao hơn khoảng 15 lần so với các khu công nghiệp.

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số tại Việt Nam không chỉ là kết quả của các chính sách và chiến lược đúng đắn mà còn nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng. Các công ty công nghệ đã không ngừng đầu tư vào nền tảng số. Việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp công nghệ số cũng là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ấn tượng này.

Số hóa mạnh, tài chính số và thanh toán không tiền mặt trở thành nhân tố quan trọng

Trong chủ trương chuyển đổi số quốc gia, tài chính số và thanh toán không tiền mặt là những lĩnh vực được đặt ở vị trí trung tâm, đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Dưới góc độ vĩ mô, thanh toán không dùng tiền mặt giúp giảm thiểu đáng kể chi phí vận hành cho ngành tài chính, đồng thời tiết kiệm lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những gánh nặng tài chính liên quan đến việc phát hành và quản lý tiền tệ. Điều này không chỉ tăng cường tính hiệu quả của hệ thống tài chính mà còn giảm thiểu rủi ro và tăng cường minh bạch trong các giao dịch kinh tế.

Thực tế cho thấy, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp tư nhân vào lĩnh vực tài chính số đã góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế bền vững của quốc gia. Điển hình là VNG, một trong hai doanh nghiệp công nghệ đóng góp trên 1.000 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Không chỉ là tập đoàn công nghệ hàng đầu, VNG còn không ngừng mở rộng hệ sinh thái tài chính số của mình, tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại để phát triển các sản phẩm tài chính tiên tiến.

Hệ sinh thái này đã hỗ trợ hơn 100.000 doanh nghiệp và hàng triệu người tiêu dùng, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế số. Nổi bật trong hệ sinh thái của VNG là Zalopay, một ứng dụng thanh toán di động với hơn 14 triệu người dùng, cung cấp hơn 100 dịch vụ tiện ích sau hơn 6 năm phát triển.

Bên cạnh đó, MoMo, một trong những kỳ lân công nghệ hàng đầu Việt Nam, đã nhanh chóng trở thành ứng dụng phổ biến với hơn 30 triệu người dùng tính đến năm 2023. MoMo giúp hàng triệu người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính số như thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, dịch vụ tài chính bảo hiểm, chứng khoán, hay thanh toán dịch vụ công, làm từ thiện và mua sắm trực tuyến.

Đa dạng dịch vụ, thân thiện với người dùng giúp Fintech này ngày càng trở nên phổ biến. Trong hơn 10 năm qua MoMo không chỉ đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt mà còn liên tục cung cấp nhiều giải pháp giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs, nhanh chóng tiếp cận khách hàng hiệu quả, quản lý việc kinh doanh dễ dàng. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh mà còn tạo ra cơ hội phát triển bền vững trong thời đại số hóa.

Với những đóng góp vượt bậc cho nền kinh tế số quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ghi nhận VNG và MoMo là 2 trong 4 "kỳ lân" công nghệ của Việt Nam, có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại