Việt Nam sở hữu một loại nông sản được ví như “vàng trắng” dưới lòng đất: Trung Quốc mỗi năm chi hàng tỷ USD để săn lùng, nước ta xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu

Như Quỳnh |

Hết quý 3, Việt Nam đã thu gần 900 triệu USD từ loại nông sản quý này.

Việt Nam sở hữu một loại nông sản được ví như “vàng trắng” dưới lòng đất: Trung Quốc mỗi năm chi hàng tỷ USD để săn lùng, nước ta xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 9/2023 đạt 262.834 tấn với trị giá hơn 122,8 triệu USD, tăng 18,8% về lượng và tăng 19% về trị giá so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này thu về hơn 891,7 triệu USD với hơn 2,1 triệu tấn xuất khẩu, giảm 8,4% về lượng và giảm 13% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 418 USD/tấn.

Sắn là một trong những mặt hàng của Việt Nam luôn được người Trung Quốc săn lùng. Cụ thể trong tháng 8/2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc đạt 253.526 tấn với trị giá hơn 117,5 triệu USD, tăng 19,45% về lượng và tăng 20% về trị giá so với tháng 7/2023. Tính chung trong 3 quý đầu năm, Việt Nam xuất khẩu hơn 1,9 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc, thu về hơn 804 triệu USD, giảm 9,52% về lượng và giảm 14% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Việt Nam sở hữu một loại nông sản được ví như “vàng trắng” dưới lòng đất: Trung Quốc mỗi năm chi hàng tỷ USD để săn lùng, nước ta xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu - Ảnh 3.

Giá xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm đạt 414 USD/tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý trong 9 tháng đầu năm, Trung Quốc chiếm đến 90,2% trị giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Việt Nam sở hữu một loại nông sản được ví như “vàng trắng” dưới lòng đất: Trung Quốc mỗi năm chi hàng tỷ USD để săn lùng, nước ta xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu - Ảnh 4.

Nhìn lại năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam đạt 3,25 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 19,7% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam năm 2022 ở mức 432,7 USD/tấn, tăng 5,6% so với năm 2021.

Năm 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 91,67% về lượng và chiếm 91,47% về kim ngạch trong tổng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước, với 2,98 triệu tấn, trị giá 1,28 tỷ USD, tăng 11% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với năm 2021.

Trong năm 2022, Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc, thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 37,49%, tăng mạnh so với mức 17,56% của năm 2021.

Tổng cục Thống kê thông tin, thời điểm hiện tại Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu sắn lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan. Việt Nam hiện có có 528.000 ha sắn. Trên địa bàn cả nước có 27 tỉnh có nhà máy chế biến tinh bột sắn và có khoảng 120 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kết 11,3 triệu tấn củ tươi/năm. Giá sắn tươi tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục có xu hướng tăng lên. Giá thu mua sắn tươi tại Gia Lai được đẩy tăng lên mức 4.000 đồng/kg.

Thời gian tới, dự báo nhu cầu mua sắn và tinh bột sắn từ các nhà nhập khẩu vẫn cao do các nước tăng cường dự trữ lương thực, ngũ cốc cho tiêu dùng và sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại