Việt Nam sở hữu “gà đẻ trứng vàng” luôn được Trung Quốc săn lùng: Thu về hơn 1 tỷ USD chỉ trong 8 tháng, Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới

Như Quỳnh |

Trung Quốc là “khách ruột” của Việt Nam ở mặt hàng này khi luôn là nhà nhập khẩu lớn nhất chiếm trên 70% tỷ trọng.

Việt Nam sở hữu “gà đẻ trứng vàng” luôn được Trung Quốc săn lùng: Thu về hơn 1 tỷ USD chỉ trong 8 tháng, Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 222.482 tấn với kim ngạch hơn 287 triệu USD, tăng 1,3% về lượng và tăng 0,1% về kim ngạch so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này thu về hơn 1,62 tỷ USD, tăng 0,5% về lượng và giảm 19,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Giá xuất khẩu ghi nhận xu hướng giảm, đạt 1.343 USD/tấn, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2022.

Trung Quốc luôn đóng vai trò là khách hàng lớn nhất của cao su Việt Nam. Cụ thể, trong tháng 8/2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường này đạt 181.723 tấn, thu về hơn 232 triệu USD, tăng 3,7% về lượng và tăng 2,6% về trị giá so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su sang thị trường tỷ dân đạt 939.325 tấn, thu về hơn 1,2 tỷ USD, tăng 11,8% về lượng nhưng giảm 9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.

Việt Nam sở hữu “gà đẻ trứng vàng” luôn được Trung Quốc săn lùng: Thu về hơn 1 tỷ USD chỉ trong 8 tháng, Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới - Ảnh 2.

Đáng chú ý, giá xuất khẩu sang thị trường này đang ghi nhận giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022, đạt bình quân 1.318 USD/tấn, giảm mạnh 18,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Việt Nam sở hữu “gà đẻ trứng vàng” luôn được Trung Quốc săn lùng: Thu về hơn 1 tỷ USD chỉ trong 8 tháng, Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới - Ảnh 3.

Như vậy tính đến hết tháng 8/2023, thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 78% về lượng và 76% về trị giá trong cơ cấu xuất khẩu cao su của Việt Nam. Trong năm 2022, Trung Quốc là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam, chiếm 74,62% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 1,6 triệu tấn, trị giá 2,38 tỷ USD, tăng 14,6% về lượng và tăng 4,3% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân tới thị trường này đạt 1.490 USD/tấn, giảm 9% so với năm 2021. Như vậy có thể thấy tỷ trọng của thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm đã tăng nhẹ so với cả năm 2022.

Về sản lượng, diện tích cây cao su ở Việt Nam hiện có hơn 938 nghìn ha, chiếm 7,2% tổng diện tích cao su toàn cầu. Sản lượng thu hoạch mủ cao su của Việt Nam đạt 1,26 triệu tấn năm 2022, chiếm 8,7% sản lượng cao su toàn cầu. Năng suất bình quân của cao su Việt Nam đạt 1.682 kg/ha, đứng thứ nhất châu Á.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với vị trí thứ 3 toàn cầu về giá trị xuất khẩu, cao su Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đồng thời, cao su Việt Nam đang ngày càng thâm nhập sâu hơn vào nhiều thị trường quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Ấn Độ…

Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), trong năm 2023, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu dự báo đạt khoảng 14,916 triệu tấn, tiêu thụ dự kiến đạt 14,912 triệu tấn. Các dữ liệu đều cho thấy, cán cân cung - cầu trên thị trường cao su thế giới nhiều khả năng sẽ nghiêng về thiếu hụt nguồn cung.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại