Việt Nam nắm giữ một loại nông sản quý hiếm chỉ rất ít quốc gia có: Xuất khẩu tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm, từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ đều cực ưa chuộng dù giá đắt đỏ

Như Quỳnh |

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này.

Việt Nam nắm giữ một loại nông sản quý hiếm chỉ rất ít quốc gia có: Xuất khẩu tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm, từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ đều cực ưa chuộng dù giá đắt đỏ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 7 năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 822 tấn hoa hồi với kim ngạch đạt 4,9 triệu USD, giảm 20% so với tháng 6/2023. Các thị trường chính trong tháng 7 bao gồm Ấn Độ chiếm tỷ trọng đạt 54,9%, Mỹ chiếm 10,6%, Hà Lan chiếm 4,2%. Về sản lượng, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hoa hồi Việt Nam với 511 tấn.

Tính đến hết tháng 7/2023, Việt Nam xuất khẩu được 8.265 tấn hoa hồi, thu về 50,6 triệu USD, tăng 50% về lượng và tăng 41,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Hết tháng 7, Ấn Độ vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt nam với 62% tỷ trọng, tiếp theo là Trung Quốc, Mỹ và Anh với tỷ trọng lần lượt đạt 8,6%, 6,7% và 3,9%.

Việt Nam nắm giữ một loại nông sản quý hiếm chỉ rất ít quốc gia có: Xuất khẩu tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm, từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ đều cực ưa chuộng dù giá đắt đỏ - Ảnh 2.

Giá xuất khẩu đạt 6.122 USD/tấn, giảm 6,07% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2022, Việt Nam đã thu về 72,9 triệu USD với 12.855 tấn hồi, giảm 12,2% về lượng và giảm 36,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Hiệp hội gia vị thế giới, Việt Nam sở hữu loại cây gia vị quý báu với sản lượng hàng năm thuộc top đầu thế giới là cây quế và hồi. Cụ thể, sản lượng hồi của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới và sản lượng quế đứng thứ 3 trên thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc - FAO, trong năm 2020, Việt Nam nằm trong số 4 quốc gia đóng góp tới 98% tổng sản lượng quế toàn cầu. Còn hồi là loài cây bản địa rất ít quốc gia sở hữu, chiếm phần lớn là Việt Nam và Trung Quốc.

Nhờ chất lượng tốt và số lượng ổn định, mặt hàng này được nhiều thị trường ưa chuộng, săn đón thu về hàng trăm triệu USD. Tại Việt Nam, diện tích trồng hồi khoảng 50.000 ha, tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng với sản lượng hàng năm hơn 16.000 tấn. Hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cây hồi được trồng rải rác tại hầu hết các huyện nhưng tập trung nhiều tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Lộc Bình, Cao Lộc với tổng diện tích hơn 40.000 ha, chiếm trên 70% diện tích hồi cả nước với sản lượng 13.000-15.000 tấn/năm.

Những năm tới, ngành quế, hồi được dự báo tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên cũng đặt ra những lo ngại về nguy cơ chuyển đổi ồ ạt, khó khăn trong quản lý chất lượng, rủi ro giá cả, tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội. Tại nhiều diễn đàn, các chuyên gia trong ngành đã khuyến cáo vấn đề này cũng như góp ý cho sự phát triển bền vững của quế, hồi Việt Nam. Theo đó, chuyên gia khuyến cáo nên đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, tăng cường và đảm bảo các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, đa dạng hóa sản phẩm đã chế biến hoặc tinh chế…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại