Việt Nam đua với Trung Quốc, Thái Lan săn lùng một loại báu vật của Lào: Chi gần 900 triệu USD nhập khẩu, nước ta vào top 10 ‘cá mập’ của thế giới

Như Quỳnh |

Cùng với Trung Quốc và Thái Lan, Việt Nam trở thành khách hàng quan trọng tiêu thụ đến 70% sản lượng của Lào.

Việt Nam đua với Trung Quốc, Thái Lan săn lùng một loại báu vật của Lào: Chi gần 900 triệu USD nhập khẩu, nước ta vào top 10 ‘cá mập’ của thế giới- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Lào sở hữu một loại nông sản chiến lược mang lại giá trị kinh tế cao và được nhiều quốc gia đặt hàng nhập khẩu là ngô. Ngô và đặc biệt là ngô ngọt là mặt hàng nông sản chủ lực tại Lào, chỉ sau lúa gạo, đặc biệt tại tỉnh ở tỉnh Xayaboury, miền bắc Lào. Nông dân ở Xayaboury hiện bán 70% sản lượng ngô của họ cho Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam, trong khi phần còn lại cung cấp cho thị trường nội địa.

Chính quyền tỉnh Xayaboury đã khuyến khích nông dân sản xuất 300.000 tấn ngô ngọt xuất khẩu trong những năm gần đây nhưng số lượng này hiện đã giảm. Trước đó, ngô ngọt thành phẩm mang lại đáng kể thu nhập cho người nông dân và góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như của cả nước. Số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết sản lượng ngô của Lào đạt 510.000 tấn trong niên vụ 2022-2023. Trung bình trong 5 năm 2018-2022, sản lượng ngô của Lào đạt 597.000 tấn.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại về Việt Nam trong tháng 4 đạt 661.615 tấn với trị giá hơn 167 triệu USD, giảm 24% về lượng và giảm 22% về kim ngạch so với tháng trước đó. Lũy kế 4 tháng đầu năm nước ta nhập khẩu hơn 3,44 triệu tấn ngô với trị giá hơn 871 triệu USD, tăng 22,5% về lượng nhưng giảm 8,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam đua với Trung Quốc, Thái Lan săn lùng một loại báu vật của Lào: Chi gần 900 triệu USD nhập khẩu, nước ta vào top 10 ‘cá mập’ của thế giới- Ảnh 2.

Giá nhập khẩu ghi nhận xu hướng giảm mạnh so với 4T/2023, ở mức 253 USD/tấn, tương ứng mức giảm 25%.

Xét về thị trường, Brazil tiếp tục là nhà cung cấp ngô lớn nhất cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm với 1,49 triệu tấn, tương đương 381 triệu USD, tăng 9,8% về lượng nhưng giảm 15% về kim ngạch. Giá nhập khẩu bình quân đạt 256 USD/tấn, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2023.

Arghentina là nhà cung cấp lớn thứ 2 với 1,3 triệu tấn, tương đương 316 triệu USD, tăng mạnh 90% về lượng và tăng 37% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Giá bình quân ghi nhận mức giảm 28% so với cùng kỳ, đạt 243 USD/tấn.

Việt Nam đua với Trung Quốc, Thái Lan săn lùng một loại báu vật của Lào: Chi gần 900 triệu USD nhập khẩu, nước ta vào top 10 ‘cá mập’ của thế giới- Ảnh 3.

Đáng chú ý, láng giềng Lào đang tăng cường xuất khẩu ngô sang Việt Nam trong 4 tháng đầu năm với mức giá giảm mạnh nhất trong số các thị trường – mức giảm 28%. Sản lượng nhập khẩu trong 4 tháng đạt 73.996 tấn với trị giá hơn 18,5 triệu USD, tăng 23% về lượng và giảm 12% về kim ngạch. Giá bình quân đạt 250 USD/tấn, trong khi mức giá bình quân trong năm 2023 đạt 328 USD/tấn.

Trong năm 2023, nước ta đã nhập khẩu từ Lào 104.970 tấn ngô với trị giá hơn 34 triệu USD, tăng mạnh 35% về lượng và tăng 19% về trị giá. Như vậy có thể thấy 4 tháng đầu năm sản lượng đã gần bằng cả năm 2023 cộng lại.

Việt Nam là một trong hai quốc gia có khối lượng nhập khẩu ngô tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á và cũng nhà nhập khẩu ngô lớn nhất trong khu vực kể từ niên vụ 2018/19. Từ năm 2012, Việt Nam đã chuyển từ nước nhập khẩu ngô lớn thứ 19 lên vị trí thứ 5 thế giới.

Về nguồn cung ngô của thế giới trong tương lai, dự báo sản lượng ngô thế giới niên vụ 2023/24 đạt 1213,5 triệu tấn, tăng 5,4% so với niên vụ 2022/23 (1151,8 triệu tấn).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại