Tuỳ vào địa phương, dân tộc, văn hoá mà một loài vật/rau củ/hoa trái có thể có nhiều tên gọi khác nhau. Khác nhau tới mức mà về mặt ngữ nghĩa, các cách gọi không có liên quan chút xíu nào với nhau luôn. Trường hợp về món “rồng đất” là một ví dụ điển hình. Bạn có đoán ra “rồng đất” là cách gọi của món đặc sản nào ở Việt Nam không?
Xin thưa, đó chính là rươi. Rươi chứ không phải loài động vật ghê gớm nào đâu nhé!
Rươi là cách gọi phổ biến chúng ta thường nghe, nhưng đặc sản này còn được gọi là “rồng đất”. Sở dĩ có cách gọi như vậy là vì hình dáng dài, màu nâu hồng, thân có nhiều tơ và chân nên người dân có liên tưởng như vậy.
Rươi có nhiều ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình… Nhưng rươi ngon nhất, mập nhất là rươi Tứ Kỳ, Hải Dương. Chúng sở hữu vẻ ngoài gây sợ sệt vì giống giun, lại có nhiều chân cuốn vào nhau, bò lổm ngổm. Chúng sống ở vùng nước lợ, xuất hiện nhiều vào tháng 9 - 10 âm lịch hàng năm.
Ngày nay, các món từ rươi ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt là chả rươi. Nhờ chả rươi, đặc sản này dần gần gũi hơn với thực khách, ngay cả những người từng thấy sợ khi thưởng thức chả rươi thơm béo cũng dễ ghiền.
Cũng vì ngày càng phổ biến nên rươi tự nhiên càng hiếm, giá càng lên cao, từ 500k - 600k/kg.
Nguồn: Tổng hợp