Mỡ máu hay còn gọi là lipid trong máu, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ là tiền đề gây nên các biến chứng như bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh mạch vành… Một khi bệnh đã trở nặng thì việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian và tốn nhiều tiền hơn so với bình thường.
Viện sĩ Chen Keji (giáo sư của Bệnh viện Xiyuan thuộc Học viện Khoa học Y học Trung Quốc) năm nay 93 tuổi. Giáo sư đã có 50 năm nghiên cứu về các bệnh tim mạch và có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh mỡ máu cao. Mới đây, viện sĩ đã chia sẻ về 4 dấu hiệu của tình trạng mỡ máu cao.
Khi tình trạng mỡ máu trở nên nghiêm trọng, cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau đây:
1. Chóng mặt và mệt mỏi
Khi mỡ trong máu tăng cao, máu sẽ trở nên đặc hơn, tình trạng máu lưu thông chậm. Sinh ra chóng mặt, mệt mỏi bất thường, toàn thân suy nhược, thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt.
2. Thường xuyên bị chuột rút ở chân
Nếu mỡ trong máu quá cao, quá trình chuyển hóa cholesterol sẽ diễn ra bất thường. Mỡ thường tập trung ở các vùng có cơ, gây co bóp không tự chủ, gây chuột rút.
3. Mất thị lực
Bệnh nhân có mỡ máu cao cũng có thể bị mờ mắt và giảm thị lực. Nguyên nhân chủ yếu là do máu trở nên đặc hơn và tốc độ truyền máu chậm lại. Gây thiếu máu cục bộ tạm thời và thiếu oxy ở võng mạc, dẫn đến giảm thị lực.
3 hiểu lầm tai hại về chế độ ăn phòng ngừa mỡ máu
Lầm tưởng 1: Ăn chay sẽ giúp ngừa mỡ máu
Viện sĩ Chen Keyi đã kết hợp cùng với Viện Nghiên cứu Tim mạch của Bệnh viện Xiyuan (Trung Quốc) để đo lượng lipid trong máu của các nhà sư ăn chay lâu năm. Các đối tượng thử nghiệm đều từ 60 tuổi trở lên và đã ăn chay hơn 15 năm.
Kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy, ăn chay nghiêm ngặt trong thời gian dài nhưng chế độ ăn uống không cân bằng có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ nội sinh, cơ thể dù không béo phì nhưng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch không hề giảm.
Bởi vì chỉ có 1/3 lượng cholesterol trong cơ thể con người được lấy từ thực phẩm. Ngay cả khi bạn ăn chay, bạn vẫn có thể có mỡ máu vì bị mắc bệnh rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, nhiều người bỏ thịt để ăn cơm nhằm giảm mỡ máu, xong thực tế chính tinh bột từ cơm, bột mì mới được chuyển hóa thành năng lượng và làm tích mỡ. Và cuối cùng, nhiều người chế biến món chay bằng cách xào, nướng... đây cũng là những cách chế biến làm tăng cholesterol.
Nhiều người chế biến món chay bằng cách xào, nướng... đây cũng là những cách chế biến làm tăng cholesterol.
Lầm tưởng số 2: Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt để giảm mỡ máu
Mặc dù ngũ cốc thô chứa rất nhiều chất xơ, nhưng chức năng tiêu hóa của người trung niên và người cao tuổi và trẻ em tương đối mỏng manh, nếu tiêu thụ một lượng lớn ngũ cốc thô trong thời gian dài sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày. Đồng thời, ngũ cốc cũng chứa nhiều chất béo. Việc lạm dụng chúng cũng góp phần gây tăng cân, tăng đường huyết và cholesterol.
Nếu muốn hạ mỡ máu, bạn có thể ăn nhiều những thứ này
1. Hành tây
Viện sĩ Chen Keyi cho hay, hành tây có chứa một chất gọi là prostaglandin A. Đây là chất làm loãng máu tự nhiên, có thể làm giãn mạch máu, giúp giảm mật độ lipid trong máu, giảm lipid máu, và ngăn ngừa huyết khối.
2. Súp lơ trắng
Súp lơ trắng chứa ít chất béo và giàu chất xơ, đặc biệt thích hợp cho người mỡ máu cao. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh mỡ nhiễm máu có thể ăn nhiều súp lơ nhiều hơn.
3. Cà rốt
Cà rốt chứa rất nhiều kali sinh học, kali sau khi đi vào máu có thể nhũ hóa dầu trong máu, đồng thời có thể hòa tan "mảng xơ cứng cholesterol" tích tụ trên thành mạch máu một cách hiệu quả. Nên ăn nhiều cà rốt để đạt được các tác dụng hạ mỡ máu, "làm sạch" mạch máu.
4. Táo
Táo rất giàu pectin, có thể hấp thụ cholesterol và chất béo trung tính dư thừa, đồng thời giúp bài tiết chúng ra khỏi cơ thể. Pectin cũng có thể kết hợp với các chất hạ cholesterol khác như vitamin C, đường fructoza để tăng cường tác dụng hạ mỡ máu.