Câu chuyện lịch sử về viên kim cương này khởi nguồn từ gần 400 năm về trước. Nó vẫn thường được người ta biết đến như một trong những viên đá quý nổi tiếng nhất trên thế giới với kích thước lên tới 45.52 carats.
Vẻ ngoài và kích thước hiếm có này của viên kim cương Hope đã hé lộ ra những câu chuyện mới về quá trình hình thành của nó.
Viên kim cương Hope tại Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Quốc Gia.
Chủ sở hữu đầu tiên của viên kim cương là một thương gia buôn đá quý người Pháp – Jean Baptiste Tavernier, người đã từng không ngớt đưa ra những lời ngợi ca về ánh tím hoàn mỹ của viên Hope.
Theo người thương gia này, viên kim cương đến từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ 19, từ hầm mỏ Kollur tại Quận Guntur thuộc Andra Pradesh. Tavernier đã mang viên kim cương từ đây sang Paris, và từ đó trở đi người ta biết đến nó với tên gọi “Tavernier Blue Diamond”.
Theo một báo cáo được ghi chép lại, Tavernier đã mang tổng cộng 25 viên kim cương tới Paris, trong đó có viên Hope, và bán tất cả chúng cho Vua Louis đời thứ XIV.
Viên kim cương được trưng bày dưới tia cực tím.
Vào năm 1678, Vua Louis ủy quyền cho một người thợ kim hoàn tên Sieur Pitau mài giũa lại viên “Tavernier Blue” và tạo ra một món trang sức để đời cho ông. Từ đó trở đi, viên đá quý khoác cho mình một cái tên mới “Blue Diamond of the Crown of France.”
Viên đá chứa đựng một màu đen huyền bí, ánh lên sắc xanh xám.
Viên kim cương mang trong mình một quá khứ dài và đầy những điều bí ẩn, tới nỗi đôi khi người ta cho rằng nó mang theo một lời nguyền. Vào ngày 21 tháng 1 năm 1793, vua Louis đời XVI bị hành hình, và những cái chết như vậy được xem là hậu quả từ việc chịu lời nguyền từ viên kim cương.
Sau đó bọn trộm đã đột nhập vào Kho của Hoàng Gia và lấy đi hầu hết các món trang sức quý giá được lưu giữ tại nơi này. Từ đây, viên kim cương biến mất khỏi dòng chảy của lịch sử.
Viên Hope được hình thành sâu dưới lòng đất khoảng 1,1 tỷ năm về trước.
Các nhà sử học cho rằng, một trong số những tên trộm là Cabet Guillot đã đưa những món trang sức lấy cắp được qua Le Havre, rồi tới London – nơi viên kim cương bị cắt làm 2 mảnh.
Theo các báo cáo sau đó, viên kim cương được sở hữu bơi một người chủ ngân hàng giàu có – Thomas Hope. Sau khi thuộc về quyền sở hữu của gia đình Hope, viên kim cương được người ta biết đến với một cái tên mới “Hope Diamond”.
Evalyn Walsh Mc Lean, chủ sở hữu cuối cùng của viên Hope.
Vào năm 1910, viên Hope được bán cho Evalyn Walsh Mc Lean và chồng bà tại Washington D.C. Và Mc Lean cũng là người đầu tiên đeo viên đá quý một cách công khai sau khi nó liên tục được “đổi chủ”.
Viên Hope trong một hình thái trang sức khác – “Embracing Hope”
Sau cái chết của McLean, nhà khoáng vật học George Switzer là người đã thuyết phục thợ kim hoàn Harry Winston hiến tặng viên Hope vào bộ sưu tập đá quý tại Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Quốc Gia.
Viên Hope trong một hình thái trang sức khác – “Embracing Hope”
Bốn thập kỷ trôi qua, viên Hope vẫn nằm an toàn trong tủ kính như một phần của bộ sưu tập tại Bảo Tàng.
Cho tới khi phòng trưng bày được cải tiến và xây dựng lại vào năm 1997, viên Hope trong hình dạng cuối cùng của nó được đưa vào một bệ xoay hình trụ, bao bọc bởi lớp kính chống đạn trong căn phòng của riêng mình tại Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Quốc Gia.
Nguồn: Thevintagenews