Trong đó ghi nhận nhiều ca viêm tụy cấp hoại tử, gây suy đa phủ tạng. Nhiều bệnh nhân đã tử vong do liên quan đến vấn đề sử dụng quá nhiều rượu, bia.
“Dành cả tuổi xuân” để... uống rượu
Mới đây các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - BV Việt Nam - Thụy Điển (Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) vừa cấp cứu một trường hợp người bệnh bị viêm tụy cấp, sốc nhiễm khuẩn diễn biến nhanh hiếm gặp.
Bệnh nhân P. M. C sinh năm 1964, địa chỉ tại thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) có tiền sử uống rượu nhiều năm, vào viện do đau quặn bụng tại nhà đã 2 ngày, ăn uống, đi lại khó khăn. Bệnh nhân đã được đưa vào khoa Nội tiêu hóa để điều trị. Hai giờ sau nhập viện, người bệnh đột ngột bị sốc: mệt nhiều, đau bụng, thở nhanh nông, nổi vân tím toàn thân, vã mồ hôi, mạch nhanh 160 lần/phút, huyết áp tụt 60/40 mmHg.
Ngay lập tức, người bệnh được hội chẩn liên chuyên khoa tiêu hóa và hồi sức, xác định tình trạng sốc nhiễm khuẩn trên nền người bệnh viêm tụy cấp, có biến chứng suy đa tạng.
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM TỤY CẤP
Đau bụng, đau liên tục dữ dội kéo dài nhiều giờ. Lúc đầu nôn ra thức ăn sau đó nôn ra dịch. Bí trung đại tiện, bụng trướng, tức bụng khó chịu. Bệnh nhân còn có biểu hiện khó thở do tràn dịch màng bụng, màng phổi.
Xét nghiệm cho thấy creatinin thận tăng 165.57µmol/l, lactat máu 4.49 mmol/l, pro BNP tăng hơn 9 lần lên 4.267 pg/ml (chỉ số bình thường
Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân có thói quen sử dụng rượu nhiều năm nay, trung bình mỗi ngày 500ml rượu.
Các bác sĩ cho biết, đây là một trường hợp viêm tụy cấp, sốc nhiễm khuẩn diễn biến nhanh rất ít gặp. Sốc do nhiễm khuẩn nhu mô tụy nặng thường xảy ra ở tuần thứ 3, kể từ lúc bắt đầu có dấu hiệu viêm tụy.
Tuy nhiên, trường hợp người bệnh C. đã diễn biến ngay ở ngày thứ 2. Sau một ngày được cấp cứu và điều trị tích cực tại bệnh viện, người bệnh đã qua cơn nguy kịch. Sức khỏe người bệnh dần ổn định, mạch 82 lần/phút, huyết áp 130/80 mmHg, creatinin 61µmol/l, lactat 1,66mmol/.Người bệnh đã được chuyển khoa Nội tiêu hóa tiếp tục điều trị. Sau 10 ngày điều trị, sức khỏe người bệnh ổn định và được ra viện vào ngày 23/10/2020.
Hàng năm, tại các khoa Hồi sức tích cực của các bệnh viện từ tuyến tỉnh đến tuyến trung ương tiếp nhận không ít trường hợp viêm tụy cấp do rượu. Có trường hợp viêm quá nặng, khi nhập viện bác sĩ đành phải bó tay.
Tác hại nguy hiểm nhất từ việc lạm dụng rượu, bia
Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình Nguyên, trong quá trình làm việc và công tác, ông tiếp xúc với khá nhiều bệnh nhân viêm tụy cấp do rượu, phải nhập viện. Cá biệt, có những người mỗi ngày uống nửa lít trong suốt nhiều năm.
Cũng theo GS. Bình, nhiều người nghĩ uống rượu, bia ảnh hưởng đến gan gây ra ung thư gan hay bệnh dạ dày, ung thư dạ dày, các bệnh về thần kinh…, nhưng họ lại không biết rằng viêm tụy cấp mới là tác hại đầu tiên nguy hiểm nhất do lạm dụng rượu, bia.
GS. Bình chia sẻ, đối với người đã bị viêm tuỵ cấp cần phải được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh lý này đôi khi diễn biến quá nhanh nên bệnh nhân vào viện khi đã nặng và có biến chứng vào các tạng. Đặc biệt, khi hoại tử tụy lan rộng, thì tỷ lệ tử vong lại càng cao. Ở những nước phát triển, tỷ lệ tử vong do viêm tụy cấp cũng chiếm tới 30%.