Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của các ống phế quản, đường thở kết nối khí quản đến phổi. Khi bị viêm phế quản, bệnh nhân thường ho dai dẳng đi kèm có đờm.
Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, trong khi đó viêm phế quản cấp tính thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản
Nếu bị viêm phế quản mãn tính hoặc cấp tính thường có những dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Ho thường xuyên
- Tức ngực
- Có đờm (chất nhầy) có thể là màu vàng xám, trắng hoặc màu xanh lục. Trong một vài trường hợp, đờm còn có máu.
- Khó thở hoặc thở khò khè
- Sốt nhẹ và ớn lạnh
- Mệt mỏi
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của các ống phế quản. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân gây ra viêm phế quản
- Hút thuốc: Hút thuốc hay sống cùng người hút thuốc trong thời gian dài khiến người đó có nguy cơ phát triển bệnh viêm phế quản. Do đó hãy từ bỏ thói quen xấu này để ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả.
- Tiếp xúc với các chất kích thích: Sống và làm việc trong môi trường có chứa các chất kích thích phổi như hơi hóa chất, bột và dệt may cũng có khả năng gây ra bệnh viêm phế quản.
- Suy giảm khả năng miễn dịch: Điều này có thể gây ra viêm phế quản cấp tính, cảm lạnh, khiến hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Trào ngược dạ dày: Thường xuyên ợ nóng có thể gây kích thích cổ họng, từ đó có nguy cơ phát triển bệnh viêm phế quản.
Phương pháp tự nhiên điều trị viêm phế quản
1. Mật ong
Cách tốt nhất để làm giảm ho do viêm phế quản là mật ong. Mật ong có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, do đó nó có tác dụng làm dịu cổ họng. Ngoài ra, mật ong còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Cách dùng:
- Bạn có thể thêm một thìa mật ong vào trà hoặc cà phê để uống kèm.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể cho mật ong vào một cốc nước chanh ấm để giảm triệu chứng tắc nghẽn đường thở và viêm khi bị viêm phế quản.
2. Gừng
Ngoài được sử dụng để chống lại những cơn cảm lạnh thông thường, gừng còn có thể giúp điều trị bệnh viêm phế quản. Nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm, từ đó làm giảm sưng, rát, viêm nhiễm phế quản.
Cách dùng:
- Trộng 1/2 thìa gừng với quế và đinh hương với nước nóng. Khuấy kỹ rồi uống hỗn hợp này trong vài ngày để điều trị viêm phế quản.
- Làm trà thảo dược: Một muỗng bột gừng và hạt tiêu đen hòa vào một cốc nước nóng. Để nguội trong vài phút rồi cho thêm mật ong vào. Uống hai lần/ngày.
- Pha hỗn hợp gồm một muỗng bột gừng, đinh hương, hạt tiêu rồi uống ba lần/ngày. Có thể cho thêm sữa và mật ong.
3. Dầu bạch đàn
Điều trị viêm phế quản bằng phương pháp xông tinh dầu bạch đàn cũng rất hữu hiệu. Dầu bạch đàn có tác dụng làm tan chất nhầy gây tắc nghẽn trong đường hô hấp. Ngoài ra, dầu bạch đàn còn có tính kháng khuẩn rất tốt cho việc điều trị viêm phế quản.
Cách dùng:
- Lấy vài giọt tinh dầu bạch đàn cho vào một bát nước sôi. Lấy khăn che đầu để hít hơi nước.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh dầu xoa trực tiếp vào ngực, có tác dụng hỗ trợ loại bỏ chất nhầy và cải thiện chức năng hô hấp.
4. Hành tây
Hành có tác dụng làm long đờm hiệu quả. Nước ép hành tây còn giúp ngăn chặn sự tích tụ của chất nhầy, hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản.
Cách dùng:
- Uống nước ép hành tây trước khi ăn vào mỗi buổi sáng.
- Ngoài ra, bạn có thể thêm hành tây vào các món salad hoặc các món ăn khác.
5. Tỏi
Với tính kháng virus và kháng khuẩn, tỏi cũng là một trong những phương thuốc rẻ tiền giúp điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả.
Cách dùng: Lấy 3 tép tỏi, bóc vỏ rồi đun cùng với sữa. Uống mỗi đêm trước khi đi ngủ.
6. Nghệ
Đặc tính chống viêm của nghệ đã được chứng minh là có khả năng điều trị ho do viêm phế quản. Nghệ cũng có tác dụng làm long đờm, giúp loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp, hỗ trợ điều trị viêm phế quản.
Cách dùng: Đun sôi một thìa bột nghệ với một ly sữa. Uống 2 hoặc 3 lần/ngày.
Lưu ý: Không nên sử dụng phương pháp này nếu mắc bệnh sỏi túi mật, vàng da tắc mật, viêm loét dạ dày.
7. Muối Epsom
Tắm muối epsom cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả.
Cách dùng: Cho 2 thìa muối epsom vào nước tắm đang ấm. Khuấy đều cho muối hòa tan rồi ngâm mình trong nước tắm khoảng 30 phút. Áp dụng phương pháp này 2 lần/ tuần để điều trị viêm phế quản cấp tính. Nếu bị viêm phế quản mãn tính, bạn có thể áp dụng phương pháp này mỗi ngày hoặc cách vài ngày.
*Theo Positivemed