Viêm ở 5 vùng rất dễ dẫn đến ung thư, 4 thực phẩm cần tránh

MỸ DIỆU |

Viêm kéo dài khiến các tế bào liên tục bị tổn thương, tái tạo, tất yếu dẫn đến các tế bào bệnh tích tụ dần hình thành khối u ác tính.

Theo báo cáo đăng trên tạp chí The Lancet Oncology (Hoa Kỳ), trong số 12,7 triệu bệnh nhân ung thư mới mỗi năm, gần 1/6 là do nhiễm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng, hay được gọi chung là tình trạng viêm.

Trong tình trạng viêm mãn tính, các tế bào liên tục bị tổn thương và sửa chữa, tái tạo và sinh sôi nảy nở để tạo ra các tế bào mới. Số lượng lớn tế bào phân chia, tất yếu dẫn đến sai sót trong quá trình sao chép DNA, cuối cùng, sự thay đổi về số lượng trở thành thay đổi về chất, các tế bào bệnh tích tụ sẽ dần hình thành các khối u ác tính.

Viêm ở 5 vùng rất dễ dẫn đến ung thư, 4 thực phẩm cần tránh - Ảnh 1.

Ngoài ung thư, tình trạng viêm không được điều trị còn có thể dẫn đến nhiều loại bệnh khác nhau, chẳng hạn như:

- Phá hủy sức khỏe tim mạch: Viêm không chỉ có thể phá hủy nội mạc mạch máu mà còn gây xơ cứng động mạch, khiến bạch cầu và tiểu cầu kết hợp lại gây tắc nghẽn mạch máu và gây huyết khối, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não;

- Gây hại cho hệ thần kinh: Một số tế bào trong não có thể giải phóng các yếu tố gây viêm, làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hóa tế bào thần kinh và làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ;

- Tăng nguy cơ trầm cảm: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nồng độ các dấu hiệu viêm trong máu của bệnh nhân trầm cảm cao hơn nhiều so với người bình thường.

Viêm ở 5 vùng này trên cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư

Viêm có thể gây ung thư hoặc các bệnh khác, vì vậy bạn phải cẩn thận hơn khi những loại viêm này xảy ra để tránh gây ra tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là viêm ở 5 vùng dưới đây.

1. Viêm teo dạ dày mãn tính

Sau khi nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và ký sinh ở niêm mạc dạ dày, trong vài tuần sẽ hình thành viêm dạ dày mãn tính và bề mặt, viêm dạ dày teo mãn tính, loét tá tràng và loét dạ dày trong vài năm.

Nếu trì hoãn và không điều trị sẽ dần dần phát triển thành ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân nhiễm Helicobacter pylori có thể được chữa khỏi khi được điều trị bằng thuốc.

2. Viêm tụy

Theo số liệu về ung thư tuyến tụy, 80% bệnh nhân ung thư tuyến tụy có tiền sử viêm tụy. Nếu viêm tụy cấp tái phát sẽ chuyển thành viêm tụy mãn tính, dần dần phát triển thành nang giả tụy, nếu bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất sẽ phát triển thành ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.

3. Viêm gan siêu vi

Các cuộc điều tra của các chuyên gia dịch tễ học đã phát hiện ra rằng bất cứ nơi nào viêm gan B phổ biến thì hầu hết bệnh ung thư gan cũng phổ biến ở khu vực đó. Điều này cũng gián tiếp chứng minh viêm gan B và ung thư có mối liên quan mật thiết với nhau.

4. Viêm cổ tử cung

Phần lớn viêm cổ tử cung là do nhiễm trùng sau khi tử cung bị tổn thương trong quá trình sinh nở hoặc các ca phẫu thuật tử cung khác, trong đó quan trọng nhất là bệnh nhân bị xói mòn cổ tử cung và viêm cổ tử cung dạng u nang tuyến. Họ dễ bị nhiễm virus HPV hơn, nhiễm trùng dai dẳng sẽ gây ung thư cổ tử cung.

5. Viêm ruột

Trong số các loại viêm ruột, viêm loét đại tràng mãn tính tái phát là loại viêm ruột có khả năng gây ung thư cao nhất, các đợt tấn công lặp đi lặp lại của nó sẽ tiếp tục làm tổn thương một số mô ruột, theo thời gian sẽ phát triển thành ung thư ruột.

Viêm ở 5 vùng rất dễ dẫn đến ung thư, 4 thực phẩm cần tránh - Ảnh 2.

4 loại thực phẩm đẩy nhanh tình trạng viêm nhiễm

Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ từng công bố số liệu cho thấy so với những người thường xuyên ăn thực phẩm gây viêm nhiễm, những người thường xuyên ăn thực phẩm chống viêm có xác suất mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh tim mạch vành giảm lần lượt là 38%, 28% và 46%.

Trong cuộc sống hàng ngày, các loại thực phẩm gây viêm phổ biến chủ yếu bao gồm:

- Thực phẩm nấu với nhiều muối, nhiều dầu, nhiều đường có xu hướng làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và gây viêm nhiễm.

- Một số sản phẩm thịt chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói, cá muối và nội tạng động vật có thể làm quá tải các đảo tụy, tiêu thụ lâu dài những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ viêm tụy.

- Ngoài ra còn có một số thực phẩm được chế biến nhiều lần như tinh bột tinh chế trong bánh ngọt...

- Là chất gây ung thư cấp độ một, rượu cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tình trạng viêm.

Thực phẩm giúp chống viêm tốt nhất chủ yếu bao gồm cá thu Na Uy, cá hồi, hạt dẻ, sôcôla đen, bánh mì nguyên hạt, cà rốt, hồ đào, rau bina, mận, cà chua, sữa đậu nành và dầu ô liu nguyên chất.

Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống, bạn nên duy trì tập thể dục với cường độ vừa phải hơn 150 phút mỗi tuần, điều này có thể thúc đẩy cơ bắp tiết ra một số actin có thể loại bỏ chứng viêm, đồng thời duy trì trọng lượng cơ thể bình thường. Tốt nhất nên tiến hành khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường trên cơ thể, điều chỉnh tình trạng cơ thể, ngăn ngừa và điều trị sự phát triển của các bệnh mãn tính hoặc các bệnh tiềm ẩn khác.

Nguồn và ảnh: The Lancet, Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại