Việc trồng thêm cây để cứu lấy Trái đất hóa ra khó hơn chúng ta nghĩ

Trung ND |

Có rất nhiều giải pháp công nghệ cao đã được đề ra để ngăn chặn diễn biến của biến đổi khí hậu như: lưu trữ carbon, đi chung xe, hay là biến khí metan thành carbon dioxide. Nhưng một trong những điều quan trọng nhất, cũng là một trong những giải pháp dễ dàng nhất đó là: trồng cây xanh.

Thực tế, trong bản báo cáo đặc biệt vào năm 2018, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu cho biết để có thể cắt giảm lượng khí thải và ngăn chặn hành tinh nóng lên 1,5ºC, chúng ta cần trồng khoảng 1 tỷ ha cây xanh. Nhiều chương trình đã được tổ chức nhằm tìm kiếm sự cam kết của các quốc gia về việc khôi phục lại diện tích rừng nâng cao khả năng lưu khí khí carbon.

Nhưng thực tế thì sao rồi?

Trong tuần vừa qua đã có hai nghiên cứu được thực hiện để đưa ra lời giải thích câu hỏi này. Nghiên cứu đầu tiên, được công bố vào thứ Năm trên trang Science, đã phân tích mục tiêu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu bằng cách xác định vấn đề đầu tiên là liệu có đủ đất trống để trồng cây hay không.

Để trả lời cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã xem xét hình ảnh vệ tinh của độ che phủ của tán cây trong các khu bảo tồn tự nhiên và đất, khí hậu của khu vực nhất định đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây xanh. 

Sau khi phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn cây trồng, các nhà nghiên cứu dùng thông tin này để dự đoán cây sẽ phát triển như thế nào ở các khu vực khác trên Trái Đất. Dựa trên mẫu đất và khí hậu của một địa điểm xác định, mô hình này có thể dự đoán mức độ phát triển của cây xanh được trồng trên khu vực.

Nghiên cứu cho biết rằng ngay cả khi chúng ta không sử dụng đến diện tích đất hiện đang được phát triển hoặc sử dụng cho nông nghiệp, thì vẫn còn 0,9 tỷ ha diện tích đất trống, tương đương với diện tích của Hoa Kỳ. 

Đây là phần đất bao gồm cả khu vực đất rừng bị suy thoái, khu vực khai thác gỗ và đồng cỏ. Một nửa diện tích này đặt tại sáu quốc gia là Nga, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Brazil và Trung Quốc.

Jean-Francois Bastin, nhà sinh thái học tại ETH Zurich cho biết: "Phục hồi hệ sinh thái và trồng cây không còn là một ý tưởng mới mẻ", bà cũng lưu ý thêm đã có rất nhiều thỏa thuận quốc tế về trồng cây xanh để bảo vệ Trái Đất. "Dữ liệu của chúng tôi có thể đưa ra chỉ dẫn để cải thiện bằng cách làm cho các thỏa thuận trở nên thực tế. Đôi khi, các quốc gia cần phải giữ lời hứa hơn nữa, bằng cách làm nhiều hơn là chỉ cam kết trêm giấy. Tuy nhiên chúng tôi thấy rằng họ đang hứa hẹn những điều khoản vượt quá khả năng hiện tại". Ngược lại thì các nước có đủ điều kiện lại có vẻ khá rụt rè với những thỏa thuân này.

Với Thử thách Bonn, một sự kiện do Đức và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế dẫn đầu, có 10% các quốc gia đã cam kết trồng nhiều cây hơn trong mức khả thi, trong khi 43% khác lại chọn cách cam kết ít hơn nhiều so với diện tích đất khả thi tồn tại. Điều đó đặt mục tiêu cuối cùng của Thử thách Bonn là trồng 3,5 triệu ha cây vào năm 2030.

Đó là một ý tưởng đơn giản nhưng khá hay ho, rằng chúng ta có thể ngăn chặn biến đổi khí hậu chỉ bằng cách lấp đầy tất cả những khu đất trống bằng cây xanh. Nhưng vẫn còn nhiều điều chúng ta cần biết để có thể trồng cây đúng cách.

Theo khuyến cáo của các nhà hoạt động môi trường, chúng ta đã thực hiện việc trồng cây từ rất lâu rồi. So với 30 năm trước, số lượng cây xanh tồn tại đã lớn hơn rất nhiều. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã phục hồi hơn 279.000 km2 diện tích rừng. 

Nhưng theo một báo cáo tháng 4 trên tạp chí Nature, 45% các cam kết theo thử thách Bonn là các đồn điền độc canh. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang trồng cùng một loài cây trên diện rộng, thường là những giống phát triển nhanh như bạch đàn có thể được thu hoạch để làm giấy. 

Những khu rừng này không chỉ có lượng lưu trữ carbon thấp hơn rừng tự nhiên mà chúng còn không thể tạo ra môi trường sống tốt cho các loài động vật sinh sống tại khu vực này, đây là một đòn giáng mạnh vào sự đa dạng sinh học.

Jean-Francois Bastin đang cố gắng loại bỏ xu hướng trồng cây "bướng bỉnh" này, và cần tìm những người bạn có cùng chí hướng đồng hành. Anh cho rằng việc phục hồi hệ sinh thái cần phải được thực hiện với thái độ tôn trọng cấu tạo loài và đa dạng sinh học địa phương. 

Các quan chức chính phủ, lãnh đạo tổ chức phi chính phủ và những tổ chức liên quan có thể sử dụng bản đồ để xác định có thể hỗ trợ bao nhiêu tán cây cho một khu vực nhất định, nhưng họ vẫn cần xác định trước tiên là nên chọn loại cây nào là tốt nhất để trồng. Để đạt được điều đó, Bastin nói rằng anh ta giúp xây dựng một cơ sở dữ liệu về các loài phổ biến cho từng khu vực rừng bị thoái hóa.

Pedro Brancalion là một giáo sư lâm nghiệp tại Đại học Sao Paolo, đồng thời là tác giả của một nghiên cứu mới được công bố hôm thứ Tư vừa qua trên trang Science Advances. Trong khi Bastin và các đồng nghiệp của mình tập chung vào mục tiêu lưu trữ carbon thì Brancalion và nhóm đồng tác giả lại muốn nhấn mạnh vào giá trị của rừng. 

Cùng với đó là những phương pháp mới giúp cân nhắc những đánh đổi trong cho việc khôi phục rừng mưa nhiệt đới bao gồm việc tính toán xem liệu bao nhiêu lợi nhuận tiềm năng sẽ bị mất đi khi chúng ta đưa một khu vực đất phục vụ nông nghiệp trở về trạng thái tự nhiên vốn có. 

Bằng việc tập chung vào đối tượng là rừng mưa nhiệt đới, nghiên cứu này đã xác định "điểm nóng" ở 15 quốc gia với trên 100 triệu ha đất ở Trung và Nam Mỹ, châu Phi và Đông Nam Á cùng với đó là đưa ra những đề xuất về chiến lược phục hồi.

Mỗi một điểm nóng, theo cuộc nghiên cứu, thì có ba đặc điểm sau: phần rừng hiện tại đã bị suy thoái nặng nề hoặc biến mất; là ngôi nhà của nhiều loài; và gần nơi con người sinh sống. 

Những khu vực này không chỉ có thể lưu trữ carbon mà nó còn có thể cung cấp môi trường sống nhờ vào khả năng loại bỏ trầm tích và các chất ô nhiễm từ nguồn nước của những cánh rừng khỏe mạnh.

Để tìm ra những điểm nóng này, các nhà khoa học đã áp dụng kết hợp với những dữ liệu về tiềm năng của cây xanh đối với để mang lại nhiều lợi ích cho việc đa dạng sinh học, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu và an ninh nguồn nước. 

Sau đó họ chọn ra 10% trong tổng số các khu vực có nhiều lợi ích nhất đồng thời đòi hỏi ít chi phí nhất cho việc phục hồi những cánh rừng. Theo ông Brancalion thì: "Cơ hội phụ hồi rừng được phân phối không đồng nhất về mặt không gian. Và phải có một nền tảng kiến thức để có thể hỗ trợ cho những sáng kiến này, đây chính là những gì mà chúng tôi đang cố gắng thực hiện".

Tất nhiên là một công cụ có thể đo lường được những lợi ích của việc trồng cây chưa chắc giúp việc phục hồi rừng trở thành hiện thực. Hiểu được điều này, Brancalion cho biết rằng: "Về cơ bản, chúng tôi cũng cần phải chuyển hóa việc tái tạo phục hồi rừng thành một hoạt động nghiêng phần nhiều về tính hiệu quả kinh tế".

Chính bản thân ông Brancalion cũng đã dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những giải pháp cho mục tiêu trên. Trong một lần thực nghiệm tại Brazil, ông đã phát hiện ra rằng nếu chủ đất có thể phục hồi một mảnh đất bằng việc kết hợp các giống cây bản địa và bạch đàn thì số tiền kiếm được từ gỗ bạch đàn sẽ đủ đề bù đắp phần lớn chi phí phục hồi rừng ban đầu. 

Ông còn bổ sung rằng nếu những hoạt động như tích trữ carbon, lọc sạch nước và không khí trở thành những dịch vụ sinh thái có trả phí thì đây sẽ là một nguồn độc lực thúc đẩy việc phục hồi tình trạng rừng cho những chủ sở hữu đất. 

Từ đó, việc phục hồi hệ sinh thái rừng sẽ trở thành một hướng đi vừa mang lại lợi nhuận, vừa là một cách để nâng cao giá trị của rừng đối với mỗi cá nhân nhờ vào những lợi ích hữu hình mà các hệ sinh thái này mang lại.

Dù vậy, đây là một sứ mệnh khó khăn, sự nóng lên của khí hậu cũng sẽ đồng thời làm tăng số thách thức mà chúng ta phải đối mặt. Bởi theo những nghiên cứu trước đó, biến đổi khí hậu sẽ làm thu hẹp khoảng diện tích tiềm năng cho cây xanh. 

Cùng lúc đó, chúng ta còn phải có những bước đi khôn ngoan để có thể hiện thực hóa những tiềm năng của việc phục hồi rừng. Trồng cây xanh thôi chưa đủ, chúng ta cần nhiều hơn nữa những cánh rừng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại