Cách đây 2 năm, Nong Guang, 41 tuổi đến từ Thái Lan đã quyết định đi tiêm chất làm đầy ở vùng trán để phẳng nếp nhăn.
Phần trán của Nong Guang gần như biến dạng vì chất bơm dầy di chuyển xung quanh.
Tuy nhiên, sau khi vừa mới tiêm xong, cô đã nhận ra vài điểm khác lạ ở trên vùng làm đẹp.
Nong Guang thấy trán mình bỗng mềm và căng hơn hẳn bình thường. Không những thế, chất làm đầy có thể xê dịch và chạy từ chỗ này sang chỗ khác.
Thế nhưng, Nong Guang vẫn chịu đựng tình trạng đó cho đến gần đây khi phải trải qua những cơn đau dai dẳng. Lúc đó, cô mới đi khám ở phòng khám Teeraporn Clinic tại thủ đô Bangkok.
Các bác sĩ phát hiện chất làm đầy đã bị nhiễm trùng và khuyên bệnh nhân nên lấy hết ra.
Tại đây, bác sĩ đã rạch một đường nhỏ ở trán chỗ gần sát chân tóc rồi vuốt ngược lên để đẩy hết chất dịch đặc ra trước khi nó trở nên nghiêm trọng hơn.
Sau 10 phút, "dị vật" bao gồm chất dầy màu vàng, mủ trắng đục và cả màu đỏ của máu đã được đẩy ra ngoài hoàn toàn. Bác sĩ đã khâu lại vết thương.
May mắn là biến chứng của Nong Guang không quá nghiêm trọng và hiện tại hình hình sức khỏe của cô đã phần nào hồi phục.
Chuyên gia da liễu Lisa Bickerstaffe thuộc Hiệp hội Da của Anh cho biết: "Biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ xảy ra khá nhiều và rất nguy hiểm với sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải chọn nơi làm thẩm mỹ uy tín, có giấy phép đăng kí".
Video ghi lại quá trình nặn chất làm đầy ra khỏi trán của Nong Guang.
Chất làm đầy là gì?
Chất làm đầy thường được tiêm vào những vùng da trên khuôn mặt, bao gồm môi, cằm, trán, má...
Chất làm đầy được tạo ra từ những vật liệu khác nhau và từ đó có thể phân ra chất làm đầy vĩnh viễn và chất làm đầy tạm thời.
Rủi ro của chất bổ sung vào da phụ thuộc vào quá trình thực hiện đúng hay không và loại chất độn được sử dụng. Chất làm đầy vĩnh viễn gây ra nhiều nguy cơ biến chứng nên ít người áp dụng loại này.
Những biến chứng khủng khiếp sau tiêm chất làm đầy là phát ban, sưng, ngứa và thâm tím khi chất làm đầy bị nhiễm trùng, chất làm đầy di chuyển ra khỏi khu vực được bơm.
Thậm chí còn xảy ra trường hợp chất làm đầy chèn vào mạch máu, từ đó có thể khiến các mô bị chết, mù vĩnh viễn hoặc tắc mạch phổi
Nguồn: NHS Choices
* Theo Daily Mail