Ghi nhận của PV, trên các con phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Buồm, Hàng Bông... những nơi chật hẹp khu đất phố cổ, người dân sinh sống tại đây sắp mâm lễ cúng cô hồn, đốt vàng mã ngay tại vỉa hè, lòng đường khiến khói nghi ngút.
Dân gian quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng "phá ngục", trong đó, ngày Rằm tháng 7 là ngày "xá tội vong nhân" cầu siêu cho những vong hồn lang thang, không nơi nương tựa, việc đốt vàng mã trong ngày "xá tội vong nhân" sẽ xua điều xấu, đón điều tốt về với gia chủ.
"Năm nào tôi chẳng đốt vàng mã, đốt cho ông bà, các cụ. Đốt cũng mong muốn cầu cho gia đình mạnh khỏe, các con các cháu làm ăn được", bà Hoa, phố Hàng Ngang chia sẻ.
Vào những ngày Rằm tháng bảy âm lịch, trên các con phố cổ lại "đỏ lửa" do tục lệ đốt vàng mã trong ngày này.
Do khu phố cổ vốn "đất chật người đông" nên nhiều người dân ở đây hóa vàng ngay tại vỉa hè, thậm chí dưới lòng đường.
Phố Hàng Ngang "rực lửa", nghi ngút khói.
Dù nhiều phản ánh về tình trạng đốt vàng mã, nhiều gia đình vẫn đốt vì đây là tập tục lâu đời, mọi người đều cho là cần thiết.
Dân gian quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng "phá ngục", trong đó, ngày Rằm tháng 7 là ngày "xá tội vong nhân" cầu siêu cho những vong hồn lang thang, không nơi nương tựa.
Việc đốt vàng mã thường bắt đầu từ những ngày đầu tháng đến ngày Rằm.
Dù đã dùng lò tôn nhưng đốt vàng mã vẫn gây ra khói mù mịt.
Đốt vàng mã ngay trên phố gây nguy cơ cháy nổ, họa hoạn rất cao, nhất là gần những đồ vật, dụng cụ dễ bắt lửa.
Sau khi đốt, nhiều người thường vẩy nước cho đỡ khói bụi.
Nhà phố cổ nhỏ, không có chỗ nên nhiều gia đình phải bày mâm, sắp lễ ngay tại vỉa hè trước cửa nhà.
Rằm tháng bảy là ngày Xá tội vong nhân, cũng là lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ, là dịp để bày tỏ lòng thành với những người đã khuất.