Vị tỷ phú và cuộc hôn nhân sắp đặt cùng bà vợ mù chữ: Bán của hồi môn khởi nghiệp, suýt ly hôn bởi kẻ thứ ba và quyết định cực sốc với tài sản tỷ đô!

Ca Ca |

"Vì vậy, tất cả tài sản và công ty của tôi đều do bà ấy đứng tên. Tôi muốn cho bà ấy cảm giác thanh thản, cả đời này có chỗ để dựa vào", vị tỷ phú chia sẻ.

Tào Đức Vượng sinh ra tại Phúc Khánh, Phúc Kiến vào năm 1946. Ông là người sáng lập và là Chủ tịch của Tập đoàn sản xuất kính ô tô Phúc Diệu. Đây là tập đoàn lớn nhất Trung Quốc trong lĩnh vực này. Tỷ phú họ Tào cũng là một người thích làm từ thiện và quyên góp hàng tỷ NDT cho các hoạt động thiện nguyện. Hiện tại, ước tính tài sản của ông gần 5 tỷ đô.

Ông đã có một bài chia sẻ về cuộc sống hôn nhân và khiến tất cả phải ngẫm nghĩ.

Vị tỷ phú và cuộc hôn nhân sắp đặt cùng bà vợ mù chữ: Bán của hồi môn khởi nghiệp, suýt ly hôn bởi kẻ thứ ba và quyết định cực sốc với tài sản tỷ đô! - Ảnh 1.

Cuộc hôn nhân được gia đình sắp đặt

Vợ tôi là một người đồng hành cùng chồng từ nhiều năm nay. Bà ấy tên là Trần Phụng Anh và không biết chữ. Vợ tôi là người vợ tuyệt vời, hàng chục năm nay đều nấu nướng, chăm sóc con cái và thậm chí còn chẳng dám nghe điện thoại của tôi. Bà ấy nói rằng mình không nói tiếng phổ thông tốt, sợ mọi người chế nhạo nên mới như thế.

Tôi đã mua tất cả quần áo, giày dép cho bà ấy mặc và mua tất cả mọi thứ ở nhà. Bà ấy luôn vật lộn với việc tiêu tiền và không biết làm thế nào để mua được các món đồ phù hợp nhất.

Tuy nhiên, hiện tại, tất cả tài sản của gia đình tôi đều do bà ấy đứng tên. Bà ấy cũng là Chủ tịch tập đoàn tôi đang nắm giữ. Nó thuộc về bà ấy chứ không phải của tôi. Người ta nói rằng công ty này của Tào Đức Vượng nhưng trên cơ sở pháp lý, nó thuộc về vợ tôi.

Tại sao tôi phải sắp xếp như vậy? Điều này cần nói đến chuyện rất nhiều năm về trước, khi tôi còn chưa giàu có.

Tôi năm nay 75 tuổi, khi lập gia đình tôi mới 23 tuổi. Như câu nói: “Tu hành trăm năm mới có thể chung thuyền, tu hành ngàn năm mới có thể chung tình với nhau”. Điều này có nghĩa, trong các mối quan hệ hãy biết cách trân trọng nhau. Tôi đã dần dần ngẫm ra được chân lý ấy.

Vị tỷ phú và cuộc hôn nhân sắp đặt cùng bà vợ mù chữ: Bán của hồi môn khởi nghiệp, suýt ly hôn bởi kẻ thứ ba và quyết định cực sốc với tài sản tỷ đô! - Ảnh 2.

Chân dung tỷ phú Tào Đức Vượng.

Khi vợ lấy tôi, bà ấy vẫn còn là một cô gái trẻ. Sự kết hợp của hai chúng tôi hoàn toàn do bố mẹ sắp xếp. Trước khi cưới, chúng tôi còn chưa gặp nhau, chỉ thấy nhau qua một tấm hình đen trắng, chứ đừng nói đến chuyện tình yêu.

Đó là năm 1969, nhà nghèo, đời sống khó khăn, mẹ lại đau ốm nên gia đình muốn tôi lấy vợ trước, kiếm vợ về chăm sóc cho mẹ. Tôi đồng ý, vậy là xong.

Quyết định bán của hồi môn khởi nghiệp

Ngay sau khi chúng tôi kết hôn, tôi bán hết toàn bộ hồi môn của bà ấy. Bà ấy chẳng hề phàn nàn lấy một câu. Bà ấy có tư tưởng rằng nếu như đã lấy tôi làm chồng thì người có tiếng nói nhất trong nhà là tôi. Chúng tôi cưới nhau bao nhiêu năm, bà ấy vẫn luôn như vậy, dù cuộc sống có vất vả đến nhường nào thì cũng không than thở.

Bà ấy có 1/4 dòng máu Malaysia và rất giản dị. Của hồi môn bán hết, tôi lấy tiền làm vốn. Mẹ ốm ở nhà đã có vợ chăm, tôi ra ngoài lo làm ăn suốt cả năm. Hai vợ chồng ít có thời gian với nhau, đó là chuyện “vợ chồng mới cưới” rồi đấy, một cặp đôi nghèo.

Lấy tiền bán hồi môn, tôi bắt đầu kinh doanh. Tôi trồng nấm trắng rồi bán nó ở Giang Tây và kiếm được kha khá trong một chuyến buôn bán. Chạy vạy mãi như thế này không ngờ chuyến thứ 4 lại bị giam hàng, tôi mất sạch vốn liếng, nợ dân làng cả 1000 NDT (3,5 triệu đồng).

Vị tỷ phú và cuộc hôn nhân sắp đặt cùng bà vợ mù chữ: Bán của hồi môn khởi nghiệp, suýt ly hôn bởi kẻ thứ ba và quyết định cực sốc với tài sản tỷ đô! - Ảnh 3.

Vợ chồng Tào Đức Vượng xuất hiện cùng nhau trong dịp đám cưới con trai.

Lúc đó, nhiều người đến đòi tiền, đồ đạc ở nhà bán được bán hết, chỉ còn lại căn nhà nhỏ. Tôi nói với những người đến đòi nợ: “Nếu có thể lấy được nó, các anh cứ lấy đi”.

Lúc này, có người trong đội sản xuất tìm đến, họ nói tôi hãy chạy đi làm ở hồ chứa. Mỗi ngày được trả 3,5 NDT (hơn 12 nghìn đồng hiện tại). Khi đó tôi chẳng còn đường quay đầu, nghĩ đến chuyện kiếm ra tiền, tôi đồng ý nhận việc.

Công trường ở rất xa, trước khi đi, tôi gửi vợ về nhà bố mẹ vợ. Bà ấy lúc đó một người phụ nữ có con mà không có chồng ở bên, gia cảnh lại bần hàn. Tôi nói thẳng: “Bây giờ anh không còn gì nữa rồi, chỉ còn lại cái thân xác này thôi. Nếu em thích hãy về nhà rồi cưới một người khác”. Lúc ấy bà ấy đáp: “Anh nghĩ nhiều rồi, anh rất thông minh và chắc chắn sẽ vượt qua được khó khăn. Anh cứ đi đi và đừng lo lắng, mẹ con em sẽ ở nhà chờ anh”.

Tôi và vợ có một mối quan hệ như vậy, quá đơn giản với nhau. Dù tôi tốt hay không tốt, bà ấy vẫn tin tưởng vào tôi và không có ý định cãi vã.

Ngoại tình với người phụ nữ khác và phép thống kê cho ra kết quả bất ngờ

Khi còn trẻ, tôi đã từng gặp một người phụ nữ khác. Người khiến tôi muốn vứt bỏ tổ ấm của mình.

Đó là vào những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80, lúc đó mặc dù tôi đã kiếm được một số tiền từ việc xúc tiến bán hàng nhưng vẫn chỉ là anh nông dân mà thôi.

Vào thời điểm đó, tôi đã yêu một phụ nữ. Cô ấy là bạn gái của tôi và là tình yêu đích thực. Để giúp tôi, cô ấy làm nhiều việc. Khi ấy, cô ấy còn trẻ lắm, khoảng 24-25 tuổi đã kết hôn và có 2 con. Chúng tôi gắn bó và cảm thấy đã tìm thấy tri kỷ cuộc đời.

Cô ấy rất dũng cảm. Một số chị em tốt của cô ấy biết chuyện giữa tôi và cô ấy, người ta thuyết phục: “Sao em lại làm việc này, người không dễ kiếm lại tìm ngay anh nông dân, gầy và đen đúa”. Cô ấy đáp: “Nói về điều đó làm gì, em tin anh ấy là một người phi thường. Anh ấy chắc chắn sẽ đạt được thành công trong tương lai và trở nên giàu có”.

Vị tỷ phú và cuộc hôn nhân sắp đặt cùng bà vợ mù chữ: Bán của hồi môn khởi nghiệp, suýt ly hôn bởi kẻ thứ ba và quyết định cực sốc với tài sản tỷ đô! - Ảnh 4.

Lúc đó, tôi viết thư về cho vợ. Bà ấy không biết đọc nên nhờ chị gái tôi đọc hộ. Sau đó, khi tôi về đến nhà, bà ấy nhìn tôi và nói: “Em biết mình không xứng với anh, biết rằng một ngày anh sẽ bỏ đi. Nếu anh bỏ đi thì hãy để lại căn nhà và ba đứa con cho em”.

Nghe xong, tôi rất buồn và cảm thấy có lỗi với vợ. Lúc đó tôi đau lắm, cuộc sống của hai đứa đã có nhiều ngã rẽ, không giống như lúc mới lấy nhau. Tôi đang phải đối mặt với một sự lựa chọn lớn.

Một mặt, bà ấy là vợ tôi, người đã âm thầm dành cho tôi bao nhiêu năm tuổi trẻ, chịu nhiều đau khổ, giản dị và rất tốt bụng. Bà ấy tin tưởng tôi mãi mãi, vô điều kiện. Mặt khác, người phụ nữ kia là bạn tâm giao của tôi. Chúng tôi có những cảm xúc khó quên và nhiều suy nghĩ đồng cảm. Tôi thực sự chán nản và không biết nên như thế nào trong tương lai.

Sau đó, tôi đi nghiên cứu để tìm hiểu về cuộc sống của người khác. Tôi chọn 100 người đại diện cho các cặp vợ chồng từ công nhân, cán bộ, giáo viên, có cả ông chủ… Tôi thấy rằng 100 cặp thì có cả 100 cặp đều không hài lòng với cuộc hôn nhân của họ.

Điều tôi ấn tượng nhất là một người bạn làm ở Nhà máy đồng hồ nước Phúc Châu. Vợ chồng anh ta một người là trưởng khu, người còn lại là cán bộ công đoàn, tài năng và xinh đẹp. Họ kết hôn sau 3 năm yêu nhau. Theo tôi, họ nên hạnh phúc.

Bất ngờ quá, không lường được tất cả. Sau khi trở thành bạn tốt với họ, vài lần ngồi uống rượu nói chuyện nhân sinh, tôi nhận ra cả hai người họ đều không hài lòng với gia đình. Cả hai đổ lỗi cho nhau, không hơn kém tôi.

Đó là năm 1980, tôi thực hiện phân tích thống kê và so sánh các mẫu hôn nhân mà tôi thu thập được. Tôi đi đến kết luận rằng không có gia đình nào hạnh phúc tuyệt đối.

Vì vậy, tôi bắt đầu nghĩ tại sao lại như thế? Sau này tôi mới biết: Hai người đến từ những gia đình khác nhau, có trình độ học vấn khác nhau, điều này sẽ hình thành nên những quan niệm khác nhau của họ. Khi yêu, họ có thể tìm kiếm điểm chung trong khi giữ lại sự khác biệt. Một khi họ thực sự sống với nhau, có nhiều vấn đề nảy sinh.

Cho nên tôi nghĩ rằng hạnh phúc là như nhau tức là có ăn ở, có con cháu nhưng nếu xét sâu xa thì trên đời có hạnh phúc tuyệt đối không? Không có một cuộc hôn nhân hoàn hảo tuyệt đối. Trong trường hợp này, tôi không cần nghĩ đến chuyện thay đổi gia đình nữa. Nếu có thay đổi thì dù có đổi đến 1000 lần cũng vô ích.

Toàn bộ gia sản đều do vợ đứng tên

Sự thay đổi đáng kể nhất của cuộc đời tôi là đã gặp mối tình không thể nào quên và quyết định từ bỏ cô ấy.

Lần ngoại tình này khiến tôi hiểu rằng đàn ông có thể yêu một người phụ nữ không phải vợ mình và khó có thể quên. Nhưng đó không phải là lí do để anh ta có thể từ bỏ gia đình, bỏ vợ. Một người đàn ông có trách nhiệm khiến người phụ nữ của mình tự hào về anh ta thay cho việc khóc vì nỗi đau của anh ta.

Vì thế tôi quay lại quê hương để tập trung điều hành nhà máy sản xuất kính của mình. Có lẽ vì tâm trạng ấy mà tôi dành hết tâm sức cho sự nghiệp.

Với tôi, tôi nghĩ gia đình là thiên đường. Hai người chưa từng quen biết nhau trong đời rồi trở thành một gia đình, chung một mái nhà, đây là duyên số. Chúng ta nên trân trọng sự hòa hợp cùng nhau, khi khó khăn có thể cùng chung thuyền giúp đỡ nhau.

Tôi quan niệm rằng giữa nam và nữ vẫn phải có tình cảm thực sự. Cũng như vợ chồng tôi, tuy ít khi có thời gian trao đổi tình cảm nhưng tôi và bà ấy là cặp đôi đã trải qua bao nhiêu chuyện khó khăn cùng nhau.

Vị tỷ phú và cuộc hôn nhân sắp đặt cùng bà vợ mù chữ: Bán của hồi môn khởi nghiệp, suýt ly hôn bởi kẻ thứ ba và quyết định cực sốc với tài sản tỷ đô! - Ảnh 6.

Tào Đức Vượng đã có cuộc hôn nhân hơn 50 năm.

Đây là mối quan hệ mà khi tôi bị người khác đuổi, thậm chí bán nhà, bà ấy vẫn tin tưởng và đi theo tôi. Bây giờ tôi đã khác, sự nghiệp phát triển hơn, bà ấy không quan tâm tôi có bao nhiêu tiền, không nghĩ việc mình được hưởng bao nhiêu. Trên hết chính là cảm giác tin tưởng mà bà ấy dành cho tôi. Đó là sự nhất quán trong cảm xúc vô cùng quý giá.

Khi lấy tôi, tôi nghĩ rằng bà ấy là một người đơn giản. Bao nhiêu năm qua, dù có chuyện gì xảy ra, bà ấy vẫn nghe theo sự sắp đặt của tôi và tôi cảm thấy phải hoàn thành trách nhiệm của mình.

Vì vậy, tất cả tài sản và công ty của tôi đều do bà ấy đứng tên. Tôi muốn cho bà ấy cảm giác thanh thản, cả đời này có chỗ để dựa vào. Tuy chúng tôi không có cho nhau những lời thề nguyền nồng nàn nhưng cả hai đồng hành với nhau từ lúc trẻ đến khi tóc đã bạc. Buồn vui ở giữa đều gắn kết với nhau. Đây là một loại tình cảm gắn bó máu thịt.

Nhiều người thường phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa gia đình và công việc để làm chuyện riêng của mình. Nhưng đối với tôi, mâu thuẫn này hoàn toàn không tồn tại.

Vợ tôi chưa bao giờ hỏi tôi việc này. Bà ấy cũng không cần tôi dỗ dành. Bây giờ nghĩ lại, loại cảm giác yên lặng đến mức như một nghĩa vụ này chẳng phải là cảm giác mà một người tận tâm cần nhất hay sao.

Tất cả của cải, danh tiếng, địa vị và nhan sắc đều là thứ bên ngoài. Đạo đức mới là gốc. Tại sao hầu hết những người đàn ông có trách nhiệm với gia đình và tốt với vợ lại hạnh phúc?

Điều đáng quý nhất ở một người phụ nữ là “Đừng coi thường người non dạ”: Nếu cô ấy không chán ghét sự nghèo khó của đàn ông trẻ và muốn cùng anh ta đi qua những năm tháng khó khăn của cuộc đời thì người như thế, đàn ông phải cố gắng nắm giữ.

Điều quý giá nhất của đàn ông là “Đừng chê xấu khi già”: Đến khi có tuổi, đàn ông đã rực rỡ rồi, nhưng phụ nữ đã hết tuổi thanh xuân, lúc này chê người ta già, xấu thì thật khó chấp nhận.

Vì vậy, đàn bà biết sát cánh và đàn ông biết ơn thì mối quan hệ mới bền vững trọn đời. Là một người đàn ông, bạn không thể đánh mất người phụ nữ có thể gìn giữ hạnh phúc cho bạn. Người phụ nữ đó mà yêu bạn thì càng không thể bỏ qua hơn nữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại