Vị trí giả ném 1 viên đá và 1 chiếc nhẫn vào bãi đá rồi bảo chàng trai đi nhặt: Hồi kết đáng ngẫm, thức tỉnh nhiều người

Khánh An |

Hồi kết của câu chuyện là bài học sâu sắc dành cho những người hay than vãn, cho rằng mình không được đối xử công bằng.

Vận mệnh của ta do chính ta nắm giữ

Có một chàng trai trẻ tuổi vì không được người khác tin tưởng, coi trọng giao trọng trách mà cảm thấy vô cùng buồn tủi.

Bởi vậy, anh quyết định đi tới một nơi rất xa để tìm bằng được bậc trí giả giúp anh gỡ bỏ khúc mắc. Và cuối cùng anh cũng tìm được bậc trí giả ấy và bộc bạch nỗi lòng: "Thưa thầy, vì sao cuộc đời lại đối xử bất công với con như vậy?".

Bậc trí giả không trả lời anh ngay mà từ tốn nhặt một viên đá nhỏ trên mặt đất rồi ném vào bãi đá lổm chổm phía xa xa, sau đó mới chậm rãi bảo chàng thanh niên: "Cậu hãy đi tìm viên đá ta vừa ném đi về đây".

Chàng trai nghe lời chọn nhặt mày mò rất lâu nhưng vẫn không thể tìm thấy viên đá ấy. Anh không biết chính xác thầy đã ném viên đá nào, bởi viên đá nào ở đây cũng hao hao giống nhau.

Vị trí giả ném 1 viên đá và 1 chiếc nhẫn vào bãi đá rồi bảo chàng trai đi nhặt: Hồi kết đáng ngẫm, thức tỉnh nhiều người - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Anh mệt mỏi trở lại, bậc trí giả thấy vậy liền tháo chiếc nhẫn trên tay xuống rồi tiếp tục ném vào bãi đá bảo anh tiếp tục tìm về. Lần này, anh chàng không cần tốn nhiều sức lực đã nhanh chóng tìm về chiếc nhẫn vàng sáng lấp lánh.

Bậc trí giả chẳng nói điều gì nhưng đã giúp chàng trai nhận ra một đạo lý: Nếu mình chỉ là hòn đá nhỏ bé, chứ không phải là một thỏi vàng thì đừng than trách số phận đối xử bất công với mình.

Lời bình

Số phận của chúng ta là do chính chúng ta nắm giữ. Sau khi không ngừng than trời trách đất bất công, có phải chúng ta cũng nên nhìn nhận lại bản thân mình hay không?

Cho nên hãy dứt khoát vứt bỏ những tạp niệm trong đầu, đồng thời ra sức hoàn thiện bản thân mình, làm cho bản thân mình có giá trị, như thế chúng ta sẽ tự nhiên được đánh giá cao, được trọng dụng.

Số phận ra sao cũng là do chính bản thân ta quyết định

Xưa kia có một vị họ Viên hiệu Liễu Phàm, tên Viên Học Hải, là một danh nho thời nhà Minh.

Thuở nhỏ ông thích đọc sách nhưng phụ thân muốn ông học nghề thuốc để cứu giúp mọi người, nên ông liền chuyển sang học y.

Về sau, ông bất ngờ gặp được một thầy tướng, người này nói với ông rằng: "Cậu có số làm quan, nên nếu cậu theo con đường học hành sau này sẽ có thể làm quan lớn. Vào ngày này tháng này năm này cậu sẽ đỗ tú tài.

Vị trí giả ném 1 viên đá và 1 chiếc nhẫn vào bãi đá rồi bảo chàng trai đi nhặt: Hồi kết đáng ngẫm, thức tỉnh nhiều người - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Rồi vào ngày này năm này được phân bổ lên chức quan huyện, bổng lộc dư thừa bao nhiêu bao nhiêu. Lại đến năm nọ tháng kia sẽ tiếp tục được thăng quan tiến chức, bổng lộc bao nhiêu bao nhiêu...

Cho đến nửa đêm ngày 14 tháng 8 cậu lâm chung, hưởng thọ 54 tuổi, đời này không có con cái".

Thế là Viên Học Hải liền chú tâm học hành. Quả thực mọi sự xảy ra trùng khớp với những lời tiên đoán. Vì số mệnh đã định sẵn nên ông chỉ chờ đợi vận mệnh sắp đặt, cam chịu bị cuộc đời chi phối, chẳng cần cầu tiến. Suốt ngày chỉ du sơn ngoạn thủy.

Một hôm, ông đến núi Tê Hà ở Nam Kinh, nghe nói ở đó có vị thiền sư tên Vân Cốc, liền lên núi bái kiến vị thiền sư này. Vị thiền sư đưa cho ông một tấm đệm hương bồ. Hai người ngồi đối diện trong im lặng như vậy trong suốt ba ngày.

Thiền sư Vân Cốc lúc này thấy kỳ lạ bèn hỏi ông: "Anh từ đâu đến đây? Có thể ngồi yên bất động ba ngày liền mà không phân tâm, cũng chẳng có vọng tưởng thì hẳn anh là người tu đạo hiếm hoi".

Viên Học Hải liền đáp: "Bởi tất cả mọi chuyện đều đã được định mệnh an bài, nên tôi chẳng tham chẳng cầu, cũng chẳng mộng tưởng gì cả".

Thiền sư Vân Cốc nghe vậy thất vọng nói: "Ta còn tưởng anh là một đấng phi thường nhưng hóa ra cũng chỉ là một kẻ phàm phu tục tử".

Vị trí giả ném 1 viên đá và 1 chiếc nhẫn vào bãi đá rồi bảo chàng trai đi nhặt: Hồi kết đáng ngẫm, thức tỉnh nhiều người - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

Viên Học Hải nghe thấy tỏ vẻ không vui hỏi lại rằng: "Sao thiền sư lại nói tôi là kẻ phàm phu tục tử?".

Thiền sư Vân cốc đáp lại: "Nếu không phải là phàm phu thì sao lại chịu để số phận trói buộc?".

Viên Học Hải hỏi lại ngay: "Chẳng lẽ có thể trốn thoát khỏi số phận định sẵn hay sao?"

Thiền sư Vân Cốc trả lời ông: "Anh là người đọc sách, hẳn cũng biết trong Kinh Dịch đã viết rõ ràng rằng ‘thú kiết tỵ hung’, nghĩa là tới chỗ tốt và tránh chỗ xấu. Nếu không thể thoát khỏi vận mệnh thì sao có thể tới chốn an lành, tránh xa điềm dữ đây?".

Viên Học Hải lúc này mới bừng tỉnh đại ngộ, sau đổi tên thành Liễu Phàm. Ý là bắt đầu từ hôm nay mình sẽ  không còn là một kẻ phàm thường nữa.

Từ ấy, ông tích cực làm việc thiện, tích đức tích phước. Và những lời tiên đoán trước kia bắt đầu có sai khác, không còn linh nghiệm nữa. Ông còn sống đến hơn 80 tuổi và có 3 người con trai.

Vậy nên mới nói, số mệnh không phải là định mệnh, không thể thay đổi và điều lành điều dữ cũng không phải là chuyện bất định. Người xưa có câu: "Quân tử tạo mệnh", người có đạo đức, cương trực thẳng thắn thì có thể sửa đổi vận mệnh, vượt lên số phận chính mình.

Vậy tại sao vẫn có điềm xấu xảy ra? Đó là vì trong lòng không hướng thiện thì tất sẽ gieo gió gặp bão. Nếu như bản thân có thể thay đổi, một lòng hướng thiện thì mỗi người có thể ‘thú kiết tỵ hung’.

Có thể thấy được, vận mệnh là thứ chúng ta có thể thay đổi, nó nằm trong tay chúng ta, nên gọi là "đại thiện đại ác, vượt qua giới hạn số mệnh".

Vị trí giả ném 1 viên đá và 1 chiếc nhẫn vào bãi đá rồi bảo chàng trai đi nhặt: Hồi kết đáng ngẫm, thức tỉnh nhiều người - Ảnh 7.


 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại