Vi sóng là khắc tinh của máy bay không người lái?

Thế Việt/VTC NEWS |

Không giống như công nghệ gây nhiễu sóng vô tuyến làm cản trở hoạt động liên lạc hoặc dẫn sai đường drone, vũ khí vi sóng được phát triển để phá hủy chúng.

Tiến sĩ Paul Scharre, phó chủ tịch điều hành và giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), cho biết các loại vũ khí hiện tại sẽ nhanh chóng bị đánh bại trước những drone giá rẻ sản xuất hàng loạt.

“Rõ ràng, việc tiêu diệt một chiếc máy bay không người lái (drone) trị giá chỉ vài ngàn USD bằng một tên lửa có giá hàng triệu USD không phải là giải pháp hiệu quả về chi phí”.

Những đợt tấn công của drone làm tiêu hao đạn dược trên tàu chiến, khiến chúng trở thành mục tiêu dễ bị đánh bại bởi những tên lửa chống hạm lớn hơn. Do đó, ngày càng nhiều các công ty đang bắt tay vào cuộc đua nghiên cứu và phát triển các công nghệ chống lại drone, một trong số đó là công nghệ sử dụng vi sóng khiến thiết bị điện tử bên trong mục tiêu bị quá tải và loại khỏi vòng chiến.

Vi sóng là khắc tinh của máy bay không người lái?- Ảnh 1.

Drone giá rẻ đang thống trị trong những cuộc xung đột ngày nay.

Epirus, công ty sản xuất vũ khí công nghệ cao có trụ sở ở Mỹ, đang phát triển hệ thống vi sóng công suất lớn - Leonidas - có khả năng đánh bật các drone khỏi bầu trời. Trong trường hợp may mắn nhất, các drone sẽ bị lỗi tạm thời, còn không, toàn bộ linh kiện điện tử trên thiết bị sẽ bị đốt cháy hoàn toàn.

Không giống như công nghệ gây nhiễu sóng vô tuyến làm cản trở hoạt động liên lạc hoặc dẫn sai đường drone, vũ khí vi sóng được phát triển để phá hủy chúng.

Hệ thống Leonidas được đặt trên xe tải, lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2020 và đã phát triển tới thế hệ thứ ba (2022).

Bộ phát của Leonidas là một tấm phẳng có chiều ngang khoảng hơn 3 mét, làm từ gallium nitride (GaN) thể rắn, giống với đèn LED nhưng tạo ra sóng vô tuyến thay vì ánh sáng. Những bộ phát này nhỏ gọn hơn so với các máy phát cao tần được sử dụng trong radar truyền thống và công nghệ này đang bắt đầu chiếm ưu thế trong các hệ thống radar và thông tin liên lạc 5G.

Gallium Nitride là một hợp chất hóa học với khả năng bán dẫn, được nghiên cứu từ những năm 1990. Các thành phần điện tử được sản xuất từ GaN bao gồm diode, transistor, và amplifier. GaN được xếp vào cùng danh mục với silicon, chất liệu bán dẫn phổ biến nhất thế giới.

Vi sóng là khắc tinh của máy bay không người lái?- Ảnh 2.

Minh họa khả năng tiêu diệt drone và tiêm kích của một vũ khí vi sóng.

Trong các cuộc thử nghiệm năm 2021, Leonidas đã hạ gục 66 trong số 66 mục tiêu không người lái. Trong một số bài kiểm tra đối phó với nhiều drone cùng lúc, hệ thống không gặp khó khăn trong việc tiêu diệt toàn bộ mục tiêu chỉ trong một lần quét.

Lowery cho biết công nghệ vi sóng của Epirus cũng có hiệu quả chống lại tàu thuyền không người lái. Công ty sẽ chứng minh điều này tại cuộc tập trận Cây đinh ba thường niên của hải quân Mỹ trong mùa hè này. Một phát ngôn viên của Hải quân cho biết cuộc tập trận sẽ giúp xác định những lỗ hổng tiềm ẩn trong khả năng phòng thủ của họ và các giải pháp khả thi trước những cuộc tấn công từ phương tiện không người lái.

Nguồn: PopMech

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại