Mặt hàng này chính là gạo. Năm 2023 được coi là năm đánh dấu sự thành công vang dội của ngành gạo Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong năm 2023, Việt Nam lập kỷ lục về khối lượng xuất khẩu gạo với gần 8,3 triệu tấn, tăng 16,7% so với năm 2022 và thu về 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%. Những con số đáng mừng này tiếp tục khẳng định vị thế của thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Theo dự báo của các chuyên gia, giá gạo trong năm 2024 và trong tương lai vẫn giữ ở mức cao, do chính phủ Ấn Độ (quốc gia chiếm khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu trên toàn cầu) ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati hồi tháng 7/2023.
Tính theo sản lượng, Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất gạo lớn thứ 5 trên thế giới và là nhà xuất khẩu lớn thứ 3 trên toàn cầu. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino nhưng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng.
Năm 2023 cũng là năm có nhiều quốc gia tăng cường nhập gạo Việt. Cụ thể, theo Tổng Cục Hải quan, Philippines là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với hơn 3,1 triệu tấn, đạt 1,75 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2022. Tiếp theo, việc xuất khẩu gạo sang Indonesia đạt khoảng 1,15 triệu tấn, đạt kim ngạch 640 triệu USD. Con số này tăng đột biến tới 992% so với năm 2022. Trong năm 2023, sau Philippine, Indonesia trở thành khách hàng lớn thứ hai của gạo Việt. Trung Quốc cũng nhập khẩu tới 908.000 tấn gạo Việt trong năm 2023, đạt 530 triệu USD.
Sở dĩ gạo Việt xuất khẩu mạnh sang các thị trường như Philiipines, Indonesia… là vì gạo của Việt Nam những đặc điểm phù hợp với người dân của các quốc gia này.
Theo dự báo của các chuyên gia, giá gạo trong năm 2024 và trong tương lai vẫn giữ ở mức cao, do chính phủ Ấn Độ (quốc gia chiếm khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu trên toàn cầu) ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati hồi tháng 7/2023.
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), dự báo trong năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tiếp tục thuận lợi, do thế giới hiện đang thiếu hụt tới 5 triệu tấn gạo, trong khi Ấn Độ khả năng vẫn sẽ duy trì việc hạn chế xuất khẩu gạo. Hơn nữa, một số khách hàng chuyên nhập khẩu gạo của Việt Nam như Philippines, Indonesia đều có nhua cầu tăng lượng gạo nhập khẩu. Với những điều kiện khách quan này, VFA cho rằng, mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2024 dự tính sẽ giúp mang về 5,3 tỷ USD, tăng gần 13% so với năm 2023.
Việt Nam chi gần 900 triệu USD để nhập khẩu gạo
Mặc dù nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, nhưng trong năm 2023, nước ta lại chi tới 860 triệu USD để nhập khẩu gạo từ những quốc gia khác như Campuchia, Ấn Độ...
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, chủng loại gạo nhập khẩu về nước ta chủ yếu là gạo có chất lượng thấp hơn như gạo tấm, gạo trắng khác... Lượng gạo này được nhập khẩu về để phục vụ cho việc sản xuất bánh, bún, thức ăn chăn nuôi...
Các chuyên gia cho biết, sản xuất lúa gạo ở nước ta hiện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, dư lượng lớn gạo ngon để xuất khẩu, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Nhưng nước ta vẫn cần nhập khẩu một số loại gạo khác nhằm phục vụ cho nhu cầu về sản xuất chế biến và làm thức ăn chăn nuôi.
Gạo được coi là một trong những lương thực chính "nuôi sống" gần một nửa dân số trên toàn thế giới. Gạo chủ yếu được sản xuất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Gạo thường được chế biến thành những món ăn như cơm, cháo, bún… Trong gạo có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, chất đạm, tinh bột…
Bài viết tham khảo nguồn: Mard, Customs, Webmd