Vertu là thương hiệu điện thoại sang trọng, cao cấp bậc nhất tên thế giới, mỗi sản phẩm đều có giá hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn đô. Ban đầu, nó là do 1 bộ phận độc lập của Nokia tách riêng ra phụ trách nhưng đến tháng 6/2012, Vertu được Nokia bán 90% cổ phần cho EQT.
Không may, do không trả được số nợ lên tới 128 triệu bảng, dòng điện thoại đắt đỏ này đã chính thức bị khai tử, ngưng sản xuất hoàn toàn tại cơ sở chính ở Anh. Một doanh nhân người Thổ Nhĩ Kỳ đã mua lại nó và dự định có thể sẽ hồi sinh lại trong tương lai, tuy nhiên tất cả mới chỉ là kế hoạch.
Vertu - Dòng điện thoại mà ai cũng mơ ước. Hình minh họa
Suốt từ năm 1998 cho đến nay, Vertu luôn được biết đến với những sản phẩm độc đáo, những chiếc điện thoại sang trọng, tuy nhiên tại sao chúng lại có mức giá trên trời, chỉ giới thượng lưu mới kham nổi?
Quy trình sản xuất "Thủ công-tinh xảo-đắt giá"
Điều đầu tiên có thể kể đến chính là việc nó có quy trình sản xuất thủ công bởi Vertu không có dây chuyền tự động mà được các nhà thiết kế có kỹ thuật cao lắp ráp hoàn toàn bằng tay, họ thể hiện rõ phong cách của mình qua từng chiếc máy, khiến chúng trở nên độc nhất vô nhị!
Thêm nữa, hãng không sử dụng linh kiện hàng loạt mà đều là hàng đặt thiết kế riêng với độ tinh xảo, chính xác gần như tuyệt đối. Người ta thống kê được rằng, có đến 15% số lượng linh kiện bị trả lại hoặc bỏ đi hoàn toàn vì không đắp ứng được yêu cầu của Vertu.
Hình minh họa
Và để có được những người thợ lành nghề lại là cả một quá trình gian khổ! Thời gian học việc lên tới 1 năm chỉ để trở thành nhân viên lắp ráp dành cho những khâu đơn giản.
Trong suốt quá trình từ khi thiết kế, lắp ráp đến hoàn thiện đều được giám sát một cách chặt chẽ, ngay cả những người thợ lành nghề nhất cũng luôn buộc phải tuân theo từng bước hướng dẫn được hiển thị trên màn hình làm việc!
Mẫu điện thoại cảm ứng của Vertu. Hình minh họa
Không chỉ lắp ráp, quá trình kiểm tra, thử nghiệm cũng rất được coi trọng! Khi các công đoạn khác đã hoàn tất, từng chiếc điện thoại sẽ được đưa vào 1 chuỗi những bài test xem hoạt động của máy có đáp ứng đúng yêu cầu đặt ra hay không.
Chữ ký riêng của người thợ đã lắp ráp. Hình minh họa
Có một vài ví dụ nhỏ sẽ giúp các bạn dễ hiểu hơn: Mỗi nút bấm của điện thoại đều được thử nghiệm với 2 triệu lần bấm để chắc chắn là hoạt động hoàn hảo. Hay logo Vertu được tạo ra bằng một quy trình phức tạp trong trong môi trường chân không ở nhiệt độ 300 độ C, điều này sẽ giúp nó có độ bền cực cao!
Vật liệu thượng hạng
Khác biệt hoàn toàn với các hãng điện thoại khác trên thế giới, Vertu "sáng tạo" ra những sản phẩm mà không bị giới hạn bởi ngân sách! Mỗi năm họ luôn có 1 số lượng sản phẩm bán ra nhất định và hầu hết đều là hàng được đặt riêng. Do vậy mỗi chiếc Vertu bán ra đều là độc nhất vô nhị và không có hàng dự trữ!
Nếu không bị giới hạn bởi ngân sách, người ta có thể sáng tạo ra cái gì?
Kết quả, thế giới có được Vertu, những chiếc điện thoại tinh xảo, sang trọng và đắt đỏ bậc nhất! Mọi linh kiện, chất liệu và cả đá quý trang trí đều phải là hạng nhất!
Mọi quy trình đều được giám sát kỹ càng. Hình minh họa
Điển hình cho điều này chính là loạt màn hình sapphire cao cấp! Không phải ngẫu nhiên mà họ lại chọn vật liệu cứng thứ 2 thế giới (chỉ sau kim cương) để làm màn hình cho mình!
Đầu tiên, họ sử dụng chất liệu thô ban đầu là vật liệu được có tên "hạt giống sapphire", trộn chung với nhôm dioxit và sapphire thô, rồi nung tất cả ở 2000 độ C cho chúng hòa làm một. Sản phẩm thu được sẽ đi qua quá trình làm lạnh trong 2 tuần để trở thành tinh thể sapphire, Cuối cùng mới được cắt nhỏ ra để phục vụ màn hình điện thoại, cửa sổ máy bay....
Nhưng để trở thành tấm màn hình sapphire hoàn thiện, khi nhập về tinh thể còn phải trải qua hàng chục công đoạn khác của Vertu, điều này có thể kéo dài 2-3 tháng trước khi có được thành phẩm cuối cùng. Đổi lại, chúng ta sẽ có được khả năng chống xước cao cấp, độ cứng, bền lớn gấp 5 lần bình thường!
Màn hình sapphire cao cấp. Hình minh họa
Chỉ một chi tiết nhỏ cũng đủ cho ta thấy sự tỉ mỉ, tinh xảo đến tuyệt đối của Vertu. Họ có châm ngôn hoạt động riêng, có những yêu cầu khắt khe đối với mọi quy trình, mọi vật liệu và chính những điều đó giúp cho Vertu có thể đứng vững trước hàng loạt đối thủ cạnh tranh như Apple, Samsung....
Nhưng mọi con đường đều có điểm dừng, không đủ sức trả nổi số nợ quá lớn, Vertu đành ngậm ngùi đóng cửa nhà máy của mình, điều này khiến hơn 200 nghệ nhân mất việc! Tuy nhiên, vẫn có hy vọng nhỏ nhoi về sự hồi sinh của hãng điện thoại sang trọng bậc nhất thế giới này!
Tham khảo nhiều nguồn