Vì sao Ukraine chỉ tấn công tàu chiến Nga đang neo đậu ở cảng?

Hoàng Phạm |

Để tấn công các tàu đang neo đậu hoặc đang ở trong ụ tàu, tên lửa Storm Shadow là một vũ khí thích hợp. Tuy nhiên, việc khóa vào một con tàu trên biển, trong khi mục tiêu có thể thay đổi hướng đi bất cứ lúc nào sẽ là một thách thức.

Theo Defense Express, mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng tên lửa Storm Shadow đã trở thành vũ khí chống hạm hiện đại nhất trong kho vũ khí của quân đội Ukraine, hiệu quả vượt xa cả tên lửa Neptune và Harpoon. Bức tranh có thể thay đổi nếu Ukraine nhận được tên lửa 158C LRASM.

Vì sao Ukraine chỉ tấn công tàu chiến Nga đang neo đậu ở cảng? - Ảnh 1.

Nếu để tấn công các tàu đang neo đậu hoặc đang ở trong ụ tàu, tên lửa Storm Shadow là một vũ khí thích hợp, nhưng chúng có những hạn chế khi nhắm vào các mục tiêu trên biển. Ảnh minh họa: Defense Express

Ukraine đã gây hư hại con tàu thứ ba của Liên bang Nga đang ở trong ụ tàu vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Hai mục tiêu đầu tiên là tàu đổ bộ Mink và tàu ngầm Rostov-on-Don ở Sevastopol và mục tiêu mới nhất là tàu hộ vệ tên lửa Askold ở Kerch. Cả 3 cuộc tấn công đều nhắm vào các tàu không chỉ đang neo đậu mà còn đang được sửa chữa và bảo trì tại các cơ sở đóng tàu ở bán đảo Crimea.

Ngoài các tàu phá hủy khi đang neo đậu, Ukraine từng tuyên bố đã tấn công tàu tuần dương tên lửa Moskva và tàu kéo Vasily của Hạm đội Biển Đen của Nga ở ngoài khơi bằng tên lửa chống hạm Neptune và Harpoon. Tuy nhiên, Nga nói rằng, tuần dương hạm Moskva bị thiệt hại nghiêm trọng do hậu quả của vụ cháy dẫn tới nổ kho đạn.

Về mặt thống kê, Storm Shadow trở thành vũ khí chống hạm hiệu quả nhất được lực lượng Ukraine sử dụng. Điều này đặt ra câu hỏi, Storm Shadow có thể đánh trúng 3 tàu chiến của Nga, vậy vì sao không sử dụng chúng để tấn công các mục tiêu trên biển?

Lý do nằm ở bản chất của Storm Shadow. Nó không phải là vũ khí lý tưởng để nhắm mục tiêu vào các con tàu. Tên lửa hành trình này được thiết kế để tấn công các vật thể cố định và được bảo vệ. Tên lửa dựa vào vệ tinh, dẫn đường quán tính và TERCOM để dẫn hướng. Chỉ trong giai đoạn cuối của hành trình bay, nó mới kích hoạt đầu dò nhiệt để nhắm mục tiêu chính xác. Tất cả thông tin liên quan đến lộ trình và mục tiêu đều được tải sẵn vào tên lửa từ khi nó còn ở trên mặt đất.

Để tấn công các tàu đang neo đậu hoặc đang ở trong ụ tàu, Storm Shadow là một vũ khí thích hợp. Tuy nhiên, việc khóa vào một con tàu trên biển, trong khi mục tiêu có thể thay đổi hướng đi bất cứ lúc nào sẽ là một thách thức.

Đó là lý do vì sao để tấn công tàu Nga ở trên biển, ngoài tầm bắn của các hệ thống ven bờ, cần phải có tên lửa chống hạm chuyên dụng. Những tên lửa này phải tự động tìm kiếm mục tiêu trong khu vực rộng hơn và có khả năng nhận thông tin cập nhật từ máy bay để cung cấp thông tin cập nhật về nhiệm vụ.

Các thông tin cập nhật có thể bao gồm việc điều chỉnh phương hướng và khoảng cách tới mục tiêu, giống như trong các phiên bản đầu tiên của tên lửa chống hạm Exocet do Pháp thiết kế, thay đổi toàn bộ lộ trình và các dấu hiệu mục tiêu ưu tiên, như trong các tên lửa hiện đại.

Có những trường hợp vũ khí chống hạm hiện đại không cần liên lạc trực tiếp giữa máy bay và tên lửa. Vú dụ, tên lửa AGM-158C LRASM của Mỹ, với tầm bắn khoảng 900km, tiến hành tìm kiếm mục tiêu độc lập trong một khu vực rộng lớn bằng cách sử dụng radar thụ động và cơ động chủ động. Nó giao tiếp với các LRASM khác được phóng đồng thời, trao đổi thông tin với chúng và cuối cùng sử dụng đầu dẫn nhiệt ở giai đoạn cuối.

Các LRASM AGM-158C thực hiện kiểu “săn theo bầy”, hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm kiếm mục tiêu, phân phối chúng và xác định quỹ đạo xâm nhập tối ưu trước khi tung ra các cuộc tấn công phối hợp.

Những tên lửa này có thể được phóng từ máy bay chiến thuật như F/A-18, thậm chí còn có dự án tích hợp LRASM vào M142 HIMARS, cho phép phóng từ mặt đất, do đó sẽ không có vấn đề gì khi tích hợp nó vào kho vũ khí của máy bay tấn công Su-24M.

Tầm bắn 900 km là đủ để nhắm mục tiêu vào bất kỳ tàu chiến nào của Nga ở Biển Đen từ các vị trí hiện do Ukraine nắm giữ.

Tuy nhiên, Mỹ hiện vẫn chưa sử dụng tên lửa AGM-158C LRASM trong chiến đấu thực tế và việc chuyển chúng cho các quốc gia khác càng chưa được bàn đến.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại