Thực phẩm hết hạn sử dụng có hại như thế nào đối với cơ thể?
Sự khác nhau giữa thời hạn sử dụng tốt nhất của sản phẩm và hạn sử dụng của thực phẩm khác nhau thế nào?
Chúng ta đã quen với câu nói cửa miệng "Bệnh từ miệng mà vào", nhắn nhủ bạn rằng, phải hết sức cẩn thận với những gì mình ăn vào miệng.
Nhưng thực phẩm được đóng gói nổi bật đến chói lóa, chữ trên bao bì thì quá nhỏ, sẽ là những yếu tố khiến kẻ gian lợi dụng dễ dàng loại bỏ ngày sản xuất gốc trên bao bì thực phẩm, sau đó dùng máy laze đánh dấu ngày sản xuất mới đơn giản là không thể ngăn chặn được. Chúng ta phải làm sao?
Điểm quan trọng nhất là nhận biết hạn sử dụng của thực phẩm.
Cái gọi là thời hạn sử dụng thực phẩm là khoảng thời gian mà thực phẩm duy trì chất lượng trong các điều kiện bảo quản được chỉ định.
Nói cách khác, hạn sử dụng của thực phẩm phải đáp ứng hai điều kiện: điều kiện bảo quản + ngày hết hạn, cả hai điều kiện này đều không thể thiếu.
Nói chung, điều kiện bảo quản bao gồm bảo quản ở nhiệt độ bình thường, bảo quản tối (tránh ánh sáng mặt trời), bảo quản trong tủ lạnh và bảo quản đông lạnh…
Nếu việc bảo quản thực phẩm không đảm bảo yêu cầu, thời hạn sử dụng của thực phẩm có khả năng bị rút ngắn, dẫn đến không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hơn nữa, các loại thực phẩm khác nhau có thời hạn sử dụng khác nhau, thực phẩm dễ bị hư hỏng và oxy hóa thì có yêu cầu về điều kiện bảo quản cao hơn, thời hạn sử dụng tương đối ngắn. Đặc biệt chú ý hạn sử dụng của thịt, dầu ăn, trứng và các thực phẩm khác, nếu xảy ra hiện tượng chua, hôi, ôi thiu thì phải vứt bỏ.
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần lưu ý đến: hạn sử dụng tốt nhất trước ngày (đảm bảo chất lượng)… ≠ hạn sử dụng. "Hạn sử dụng tốt nhất trước ngày…"“best before”/ “best before date – BB” (1) là thời gian tiêu thụ tốt nhất của thực phẩm đó, sau đó thì thời gian sử dụng sẽ kém chất lượng hơn và "Hạn sử dụng" Expiry date/ EXP (2) là thời gian tiêu thụ cuối cùng của thực phẩm.
Nói cách khác, ở khoản (1) - một số loại thực phẩm đã đến hạn sử dụng mà bỏ qua thời điểm ăn uống tốt nhất nhưng không nhất thiết là thực phẩm đó đã bị biến chất. Một số thực phẩm đã quá hạn sử dụng vẫn có thể ăn được nếu màu sắc, mùi vị không thay đổi.
Ở khoản (2) "Hạn sử dụng) – được hiểu là khi thực phẩm đã hết hạn sử dụng chứng tỏ thực phẩm đó không còn ăn được nữa. Người tiêu dùng phải nhận biết đó là khoản nào được ghi trên bao bì.
2, Không nên coi thường tác hại của thực phẩm hết hạn sử dụng
Một số người nghĩ rằng ngay cả rễ cây và vỏ cây trong thời gian kinh tế khó khăn trước đây cũng có thể ăn được, thì thực phẩm đã hết hạn sử dụng tại sao lại không thể ăn được?
Chúng ta biết rằng, hai vấn đề là hoàn toàn khác nhau. Sau khi thực phẩm hết hạn sử dụng sẽ bị biến chất, một số lượng lớn vi khuẩn và vi trùng sẽ được tạo ra.
Những thực phẩm hết hạn sử dụng đã thay đổi hình dáng bên ngoài, có thể "trốn tránh sự giám sát" của cơ quan chức năng, và lẻn vào các cửa hàng, cơ sở bán hàng nhỏ lẻ của những người kinh doanh gian dối, chúng ta có thể ăn vào mà không hề hay biết. Hậu quả là từ một lượng nhỏ đến các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa đều có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Ví dụ, thịt hết hạn sử dụng bị hôi thối rất dễ nhiễm độc tố botulinum, có thể giải phóng độc tố mạnh, gây nguy hiểm cho hệ thần kinh và hệ vận động của con người, gây tê liệt hô hấp, thậm chí tử vong trong trường hợp nặng.
Ngoài ra còn có các loại hạt mốc, lạc, đậu nành, v.v., khi quá hạn hoặc hư hỏng có thể sinh ra aflatoxin, một chất gây ung thư cấp một. Độc tính của aflatoxin mạnh gấp 60 lần asen, sau khi vào cơ thể người sẽ gây tổn thương lớn cho mô gan.
3, Các loại thực phẩm cần đặc biệt chú ý đến hạn sử dụng
Có thể thấy hạn sử dụng của thực phẩm rất quan trọng, trong đó có 3 loại cần đặc biệt chú ý là thịt, trứng, dầu ăn.
Thịt, trứng, dầu ăn và các loại thực phẩm không thể tách rời trong bữa ăn hàng ngày có thời hạn sử dụng ngắn và càng nguy hại sau khi hết hạn sử dụng.
Trong quá trình bảo quản các sản phẩm thịt sẽ tự phân hủy chất đạm, chất béo và chất bột đường dẫn đến hư hỏng, biến chất. Nếu bảo quản không đúng cách trong quá trình vận chuyển, vi khuẩn có thể phát triển.
Nhiều người không biết rằng trứng cũng có hạn sử dụng, nếu bảo quản quá lâu, trứng sẽ bị lỏng và có thể sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn gây bệnh.
Sau khi dầu ăn bị hỏng, khi đun nóng sẽ sinh ra nhiều khói, có thể gây ngạt thở, đồng thời phân hủy ra nhiều chất độc hại.
Trong những năm gần đây, những báo cáo về các trường hợp ảnh hưởng do mất an toàn thực phẩm không phải là hiếm, chúng ta cần phải tự học cách phân biệt, chú ý hơn khi mua thực phẩm, tránh ăn những thực phẩm hết hạn, hư hỏng để tránh gây hại cho cơ thể.
*Theo Health/39