Vì sao quả trứng có thể có tận 2 lòng đỏ?

DS |

Hiện tượng này không phải lúc nào cũng diễn ra được, nên nhiều người cho rằng nó là điềm may mắn.

Không ít người trong chúng ta đã từng thắc mắc rằng liệu có trường hợp nào khiến cho một quả trứng có thể có đến 2 lòng đỏ cùng một lúc? Và liệu quả trứng này nếu được ấp thì có thể nở ra 2 chú gà con không?

Vì sao quả trứng có thể có tận 2 lòng đỏ? - Ảnh 1.

Để trả lời cho những câu hỏi có phần "nhức não" trên, hãy cùng nhau tìm hiểu về quá trình hình thành trứng và các dạng bất thường của chúng.

Một quả trứng được hình thành như thế nào?

Trứng được sản xuất tại một cơ quan rất đặc biệt, đó là vòi trứng.

Đầu tiên, lòng đỏ (ovum) sẽ tạo ra phần buồng trứng (ovary) của gà mái - có hình dạng giống với chùm nho - nằm trên thận và ở mặt lưng. Theo giới chuyên gia, các loài thuộc lớp chim thông thường chỉ có một buồng trứng.

Vì sao quả trứng có thể có tận 2 lòng đỏ? - Ảnh 2.

Hệ sinh dục của gà mái – nơi hình thành nên những quả trứng

Phần lòng đỏ sau đó sẽ đi theo hệ thống vòi trứng (oviduct) để đến hậu môn nhờ sự co bóp nhóm cơ tại đây. Trong quá trình này, các ống tuyến có trong vòi trứng sẽ phân chia và chế tiết phần lòng trắng bao quanh lòng đỏ thành 4 lớp khác nhau.

Khi đến được phần eo của vòi trứng, hai lớp màng - 1 lớp bao quanh lòng đỏ và một lớp bao quanh lòng trắng - sẽ được đóng lại để tạo tiền đề cho việc hình thành vỏ trứng tiếp đó.

Vì sao quả trứng có thể có tận 2 lòng đỏ? - Ảnh 3.

Màu sắc của vỏ trứng sẽ được quyết định bởi hai sắc tố: buliverdin và protoporphyrin.

Nếu như buliverdin phụ trách tạo nên hai màu xanh dương, xanh lá, thì protoporphyrin sẽ làm vỏ trứng có màu đỏ nâu. Hai sắc tố trên sẽ kết hợp để cho ra được màu trứng sau cùng.

Khi trứng đến được tử cung (uretus), lớp màng bao quanh lòng trắng sẽ được canxi hóa để trở thành lớp vỏ trứng cứng cáp.

Ngoài thành phần canxi carbonate, lớp vỏ trứng còn chứa một ít magie và lưu huỳnh do các tuyến tử cung tiết ra.

Cả quá trình thường này sẽ kéo dài trong khoảng 1 ngày, tùy vào đặc tính của mỗi loài mà thời gian có khác nhau hay không.

Sự bất thường đến từ những thay đổi nhỏ nhất

Những thay đổi nhỏ trong quá trình di chuyển hay thành phần tạo nên lớp vỏ cứng cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến cấu tạo và hình dạng của trứng sau này.

Một trứng hai lòng đỏ vốn là một trong những bất thường có thể gặp trong quá trình sinh sản ở các loài chim hay gia cầm. Hiện tượng này xảy ra khi buồng trứng của sản xuất ra cả hai lòng đỏ trong một quãng thời gian rất gần.

Chính vì chúng được hình thành gần như cùng lúc, cả 2 sẽ cùng nhau đi qua vòi trứng đến tử cung, và thế là một quả trứng hai lỏng đỏ được hình thành.

Nếu cả hai lòng đỏ này được thụ tinh trước đó, chắc chắn một điều bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy hai chú gà con chui ra trong cùng một quả trứng. Điều kiện đi kèm đó là bạn cần ấp chúng đủ thời gian cùng với nhiệt độ thích hợp.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác có phần kém may mắn hơn, khi lớp vỏ hoặc lòng đỏ trứng không được hoàn chỉnh, chẳng hạn như:

Lớp vỏ bị canxi hóa quá mức: Xảy ra khi quả trứng bị kẹt khi đang xoay chuẩn bị được tống ra khỏi hậu môn, khiến lớp vỏ "ngấm" thêm một phần canxi cabornate được tiết ra.

Trứng hai vỏ: Khi trứng bị đẩy ngược ra tử cung và lặp lại lần nữa quá trình canxi hóa khi đẩy vào lại.

Trứng không vỏ: Rất hiếm gặp, xảy ra khi trứng bị đẩy đến hậu môn quá nhanh, không kịp diễn ra quá trình caclci hóa tại tử cung.

Trứng không lòng đỏ: Kích thước sau cùng chỉ bằng ½ so với trứng thông thường. Trường hợp này cho thấy vòi trứng đã tự kích thích khi có một "vật lạ" xuất hiện bên trong - chẳng hạn như cục huyết khối - khiến quá trình hình thành vỏ trứng tự động diễn ra dù không có lòng đỏ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại