Vì sao ngày nào đi làm bạn cũng muốn nghỉ việc?

Cô Chang |

Công ty thuộc về ông chủ, tiền lương là của bạn, bạn có thể làm bao nhiêu tuỳ vào KPI, và bạn sẽ không bao giờ làm thêm hoặc gánh thêm trách nhiệm.

Khi mới bước vào nơi làm việc, bạn cảm thấy bất lực và bối rối, bạn luôn cảm thấy công việc này không phù hợp, đồng nghiệp ở đây không thân thiện, môi trường ở đây không thích hợp, bạn muốn thay đổi công việc nhưng lại sợ gặp phải trường hợp như vậy ở công ty mới một lần nữa. Thực ra, khi vừa bước vào một môi trường mới, chúng ta gặp phải trường hợp như vậy là chuyện bình thường, quan trọng nhất vẫn là lựa chọn như thế nào và thực hiện như thế nào.

Nhưng cuối cùng, điều khiến chúng ta băn khoăn nhất là có nên thay đổi công việc hay không. Bởi vì chúng ta không hài lòng với hiện trạng, chúng ta sẽ muốn thoát ra khỏi môi trường này, nhưng sự không chắc chắn của tương lai sẽ khiến chúng ta do dự.

Dưới đây sẽ là 3 tâm lý sẽ khiến cuộc sống công sở của bạn ngày nào cũng phải trăn trở về chuyện có nên nghỉ việc hay không. Vậy nên, nếu muốn bỏ đi tâm trạng chán chường mỗi khi đi làm, bạn sẽ phải là người tự dẹp đi những tâm lý này!

Đầu tiên, ở nơi làm việc, điều tối kỵ nhất là tâm lý làm cho qua. Nhiều người nghĩ rằng nếu bạn có một công việc ổn định, lương và phúc lợi xứng đáng, chỉ cần không gây rắc rối hay xảy ra lỗi lầm gì đáng kể thì bạn có thể gắn bó cho đến khi về hưu. Còn nếu bạn muốn phát triển, bạn không được có tâm lý như vậy. Bản chất của nơi làm việc là nơi trao đổi năng lực. Nếu bạn chỉ mù quáng tìm kiếm sự ổn định, thay vì lựa chọn cải thiện khả năng của mình, bạn không những không phát triển được, thậm chí còn bị đào thải trước khi ý định nhảy việc nảy ra.

Vì sao ngày nào đi làm bạn cũng muốn nghỉ việc? - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Thứ hai chính là tâm lý không muốn tự học hỏi. Để có được chỗ đứng tại nơi làm việc, bạn phải có kỹ năng vững vàng. Khả năng này không chỉ có từ sách vở mà cần phải khám phá trong thực tế và kiên trì học hỏi. Ai cũng hiểu nguyên tắc “sống cho đến già và học khi già”. Vì vậy, tự học hỏi là một công cụ quan trọng cho người lao động để tránh những khủng hoảng tại nơi làm việc, đặc biệt là những người đã mất nhiệt huyết với công việc của họ sau một vài năm dấn thân vào ngành này.

Vậy làm thế nào để bạn tự nâng cao kiến thức, nâng cao giá trị bản thân? Trong "Alice in Wonderland", Alice, người đang đi ở ngã ba đường thì gặp chú mèo Cheshire, và Alice hỏi, "Bạn có thể cho tôi biết đường nào để đi không?" Mèo Cheshire nói với cô ấy một cách đầy ẩn ý, ​​"Con đường bạn đi tùy thuộc vào nơi bạn muốn đến." Việc tự học cũng vậy, chỉ khi xác định được định hướng nghề nghiệp tương lai của mình, bạn mới có thể biết mình nên học những kỹ năng nào và làm việc có mục đích.

Ngoài ra, việc tự học không nên chỉ là về các khía cạnh liên quan đến công việc hiện tại. Ví dụ, kinh tế, lịch sử và nhân văn… bạn có thể học như một sở thích. Đọc thêm sách và tài liệu trên các phương tiện truyền thông khác nhau về lĩnh vực ấy để mở rộng kiến ​​thức, sử dụng nó để thay thế những hoạt động nhàm chán hàng ngày như nằm một chỗ, đây là điều có lợi hoàn toàn cho bạn mà!

Vì sao ngày nào đi làm bạn cũng muốn nghỉ việc? - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Và loại tâm lý thứ ba chính là tâm lý của người lao động. Cái gọi là tâm lý của người lao động là đánh giá công việc của họ hoàn toàn bằng tiền lương. Công ty thuộc về ông chủ, tiền lương là của bạn, bạn có thể làm bao nhiêu tuỳ vào KPI, và bạn sẽ không bao giờ làm thêm hoặc gánh thêm trách nhiệm.

Có một câu thoại như vậy trong bộ phim truyền hình: "Lương 2.000 nhân dân tệ nên tiêu theo kiểu 10.000 nhân dân tệ. Nếu bạn chỉ định làm những việc vì những đồng lương cơ bản, thì bạn sẽ làm việc cho người khác cả đời.” Những người bị ràng buộc bởi tâm lý của người lao động sẽ chỉ nhìn thấy được cái được và mất trước mắt mà bỏ qua sự phát triển lâu dài. Bạn phải biết rằng bất kể chúng ta đang ở trong lĩnh vực công việc nào, thì công việc trong tay chính là hiện thân giá trị của chúng ta. Tất cả những nỗ lực và cố gắng đang mở đường cho tương lai của chúng ta.

Như một nhà văn đã từng nói: “Bất kể bạn đang làm công việc gì, thì đó cũng đều là nền tảng để bạn phát triển. Đừng coi công việc chỉ đơn thuần công việc, mà hãy coi nó là cả sự nghiệp để phấn đấu. Chỉ khi đó, bạn mới nhận được nhiều hơn những gì bạn mong đợi.”

Nguồn ảnh: Weheartit

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại