Vì sao Nga “vui mừng” khi Thủ tướng Đức Merkel rút khỏi chính trường?

Trí Đức |

Sự rút lui của Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể coi là mất mát không nhỏ đối với châu Âu, nhưng ở một khía cạnh khác nó lại là lý do cho Nga ăn mừng, bởi nước Đức dưới thời nữ chính trị gia này đã để lại nhiều dấu ấn khó chịu với Moscow.

Theo nhà báo, bà Merkel có tầm ảnh hưởng rộng lớn trên khắp thế giới, và nước Đức dưới sự lãnh đạo của bà hoạt động như một đối tác đáng tin cậy trong việc giải quyết các cuộc xung đột khác nhau. 

Hơn nữa, Đức là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới và là cường quốc hàng đầu tại Liên minh châu Âu (EU). Các động thái của Đức đều có ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia láng giềng và đối tác của mình.

Trong bài phân tích gần đây, nhà báo Christoph von Marschall của tờ Der Tagesspiegel (Đức) cho hay: Tin tức về việc Thủ tướng Angela Merkel sẽ sớm rời khỏi chính trường đã nhận được không chỉ sự quan tâm trên toàn thế giới, mà thậm chí đây còn là tin mừng đối với nước Nga.

Việc Thủ tướng Merkel kết thúc sự nghiệp chính trị không chỉ để lại cảm giác nuối tiếc, mà còn cả nỗi lo ngại về việc mất đi sự bảo đảm và tính ổn định, tác giả bài báo nhận định. 

Bà Merkel tạo hiệu ứng bình ổn, ôn hòa trong giao tiếp với các chính trị gia có cái đầu nóng, cũng như có thể đóng góp lớn trong việc giải quyết một loạt các vấn đề của châu Âu.

Tuy nhiên, theo ông Von Marshall, có lẽ quốc gia duy nhất vui mừng khi Thủ tướng Đức Merkel rời khỏi chính trường sẽ là Nga, bởi bà Merkel là người đã đoàn kết tất cả các nước châu Âu trong về vấn đề cấm vận chống Nga. 

Bà đã tạo được dấu ấn riêng đối với các thỏa thuận đạt được tại các cuộc đàm phán ở Minsk cũng như tại các hội nghị khác.

"Bà Merkel luôn gợi nhắc đến chúng bằng sự hợp tác của mình, nhưng khi bà rời đi, điều đó sẽ kết thúc", tác giả bài báo nhấn mạnh.

Vì sao Nga “vui mừng” khi Thủ tướng Đức Merkel rút khỏi chính trường? - Ảnh 2.

Thủ tướng Đức Merkel sẽ rời chính trường vào năm 2021


Sự ra đi của bà Merkel

Gần đây bà Angela Merkel, người lãnh đạo chính phủ Đức từ năm 2005, cho biết bà sẽ không tham gia tranh cử Thủ tướng Đức vào năm 2021. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) cũng không có ý định tranh cử vào Quốc hội Đức (Bundestag), và cũng không tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch đảng tại Đại hội đảng vào tháng 12 tới tại Hamburg.

Quyết định của Thủ tướng Merkel liên quan đến tỷ lệ bầu chọn cho CDU trong cuộc bầu cử tại Hessen giảm đi đáng kể. 

Theo đó, đảng cầm quyền chỉ nhận được 27,6% số phiếu ủng hộ, ít hơn 11% so với 5 năm trước. Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) nhận được 19,8%, đảng Xanh 19,8%, đảng Giải pháp thay thế cho nước Đức 13,1%, Đảng Dân chủ Tự do (FDP) 7,5%, và đảng Cánh tả được 6,3%.

Uy tín chính trị của bà Merkel đã bị sụt giảm mạnh kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu vào năm 2015. 

Quyết định mở cửa biên giới Đức của chính phủ do bà Merkel đứng đầu đã dẫn tới hệ quả có hơn 1,2 triệu người di cư tràn vào nước Đức trong 3 năm qua, gây ra nhiều xáo trộn về xã hội, cũng như đẩy nước Đức và châu Âu vào tình thế bất ổn về an ninh. 

Điều này được phản ánh rõ nét qua cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội liên bang Đức hồi tháng 9/2017, mà liên minh cầm quyền gồm CDU/CSU và SPD đều bị mất phiếu một cách nghiêm trọng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại