“Các bạn có thể tưởng tượng một kịch bản khi hải quân Mỹ cảm thấy không thể tiếp cận biển Đông do có sự hiện diện của các tàu chiến Trung Quốc, hay thứ gì đó”, ông Esper nói tại một cuộc họp báo.
“Chúng ta có thể, từ một vị trí cố định, trên một đảo hoặc một vài nơi khác, nhắm bắn các mục tiêu kẻ thù, các mục tiêu tàu chiến, từ khoảng cách rất xa, duy trì thế đối đầu và từ đó mở cửa, nếu các anh muốn, cho hải quân hay thủy quân lục chiến”.
Các cuộc thử nghiệm siêu pháo với tầm bắn mở rộng là một phần chương trình ứng dụng công nghệ siêu thanh của lục quân Mỹ, thứ mà các quan chức quân sự Mỹ một số năm trước đã quyết định không mang vào ứng dụng chế tạo vũ khí.
Khi tạp chí Task & Purpose hỏi ông Esper vì sao cần phải triển khau siêu pháo bắn xa gần 2.000km, ông đã giải thích rằng quân đội Mỹ cần có tầm bắn vượt qua vũ khí của đối phương.
“Anh muốn ở ngoài tầm bắn của đối phương (mà vẫn bắn được đối phương”, ông Esper nói.
“Vì sao giáo được phát triển? Bởi vì kẻ thù của chúng ta có kiếm. Giáo giúp chiến binh tăng tầm tấn công. Vì sao súng cao su ra đời? Bởi vì giáo chiếm ưu thế trước kiếm về tầm tấn công. Chúng ta muốn luôn ở thế đối đầu, có thể tấn công mà không lo bị bắn trả”.
Theo lời ông Esper, siêu pháo của Mỹ có thể được đặt trên một đảo nảo đó ở biển Đông, bắn tới các mục tiêu của Trung Quốc cách đó gần 2.000 km, phá hủy các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh tạo dựng trái phép để biến chúng thành các tiền đồn quân sự.
Theo lời ông bộ trưởng Lục quân Mỹ, pháo có thể phá hủy các tàu chiến Trung Quốc và các mục tiêu quân sự khác trên các đảo ở biển Đông, phá hủy hệ thống phòng không, radar, các tên lửa chống hạm và thậm chí là căn cứ không quân.
Việc phá hủy các cơ sở nói trên trong chiến tranh cho phép không quân, hải quân và lực lượng mặt đất của Mỹ xâm nhập khu vực và giành lại từ tay Trung Quốc.
Vậy đâu sẽ là nơi siêu đại bác được triển khai? Bán đảo Philippines ở bờ phía đông của biển Đông, đặc biệt là trên các đảo Palawan và Luzon là dự đoán của một số nhà quan sát.