Tuy nhiên, một sinh viên trung bình ở Singapore vẫn đi trước sinh viên Mỹ 3,5 năm về toán học, 1,5 năm về đọc và 2,5 năm về khoa học. Vì sao vậy?
Các trường học của Mỹ đang gặp khó khăn - nhưng không phải là về tiền bạc. Trong năm 2014, Mỹ chi trung bình 16.268 USD một năm để giáo dục một học sinh từ tiểu học đến đại học, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 10.759 USD, theo báo cáo hàng năm của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).
Vấn đề là, tất cả số tiền đó dường như không mang lại kết quả tốt hơn cho các học sinh, sinh viên Mỹ. Theo Trung tâm Quốc gia về Giáo dục và Kinh tế (NCEE) của Mỹ, một sinh viên trung bình ở Singapore đi trước sinh viên Mỹ 3,5 năm về toán học, 1,5 năm về đọc và 2,5 năm về khoa học.
Trẻ em ở các nước như Canada, Trung Quốc, Estonia, Đức, Phần Lan, Hà Lan, New Zealand và Singapore luôn vượt trội hơn các em học sinh Mỹ về những các kiến thức giáo dục.
Việc đo lường hiệu quả giáo dục khá khó khăn, đặc biệt ở một đất nước rộng lớn và đa dạng như Mỹ. Các con số của OECD cho thấy sự bất bình đẳng thu nhập đóng một vai trò lớn trong việc kéo điểm số của Mỹ xuống và Mỹ bị chậm lại phía sau các quốc gia khác về việc giúp đỡ các sinh viên có thu nhập thấp hơn.
Tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá thành công giáo dục là Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế của OECD (Pisa) - một đánh giá toàn cầu về các kỹ năng toán, đọc và khoa học được thực hiện ba năm một lần và Mỹ bị đánh bại liên tục.
Pisa không phải là không gây tranh cãi và bị chỉ trích là một biện pháp rộng như vậy không tính đến mức độ khác biệt về văn hóa, kinh tế và địa lý sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
Mỹ chi trung bình 16.268 USD/năm/học sinh, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu 10.759 USD
Vấn đề của Mỹ mang tính hệ thống, Marc Tucker, chủ tịch NCEE, và đang trở nên tồi tệ hơn. Theo Tucker, các trường học của Mỹ phát triển theo "mô hình nhà máy" - giáo viên chủ yếu là các nữ sinh viên tốt nghiệp và có ít lựa chọn làm việc.
Mỹ vẫn đối xử với giáo viên của mình như thế, trong khi hệ thống trường học thành công nhất trên thế giới đã rất "chuyên nghiệp" và hệ thống tuyển dụng, phát triển giáo viên trình độ cao là điều không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của họ.
Giải pháp rất rõ ràng, ông nói. "Chúng ta phải có nhiều giáo viên có học vấn cao hơn và phải trả tiền cho giáo viên nhiều hơn", ông nói.
Sau đây là một số quốc gia đang có nền giáo dục rất tốt, điều đó có thể mang lại những gợi ý cho Mỹ, hoặc cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, trong đó có Việt Nam, khi tham khảo mô hình giáo dục của những nước khác.
Canada
Canada có rất nhiều điểm chung với Mỹ nhưng liên tục vượt trội về giáo dục. Ở Ontario, nơi chiếm 40% sinh viên Canada, gần 30% dân số của tỉnh là những người nhập cư. Theo kết quả kỳ thi Pisa 2015, Ontario ghi được vị trí thứ năm trên thế giới về đọc. Con em người nhập cư rất thành tích tương đương với các bạn có cha mẹ người Canada về thành tích giáo dục.
Trong năm 2013 đào tạo giáo viên tại Canada đã được tân trang – chương trình đào tạo kéo dài và cải thiện chất lượng. Đia phương sẽ tự ra các quyết định về giáo viên, tuyển dụng giáo viên, nhưng luôn tuân theo trọng tâm quốc gia về học tập cá nhân, tính linh hoạt và tiêu chuẩn cao.
Singapore
50 năm trước, phần lớn dân số Singapore không biết chữ; ngày nay Singapore là một trong những mô hình giáo dục tiên tiến trên toàn thế giới. Quốc đảo với dân số chỉ 5,6 triệu người, luôn đứng đầu bảng xếp hạng thế giới về giáo dục.
Giáo dục được tập trung cao độ và để trở thành một giáo viên là quá trình cực kỳ cạnh tranh. Các thí sinh được tuyển dụng từ những học sinh học trong top 3 trường trung học cơ sở cao nhất, và chưa đến một phần năm học sinh được nhận vào học.
Ở Singapore, giáo viên dành khoảng 40% thời gian với sinh viên, ít hơn nhiều so với ở Mỹ. Thời gian còn lại dành cho nghiên cứu, lập kế hoạch bài học và lập chiến lược với các giáo viên khác để đảm bảo rằng nhu cầu của học sinh đang được đáp ứng.
Phần Lan
Tham gia khóa đào tạo giáo viên ở Phần Lan là điều khó khăn. Tỷ lệ chấp thuận vào chương trình giáo dục giáo viên của Đại học Helsinki là 6,8%, thấp hơn chương trình luật (8,3%) và trường y khoa (7,3%) năm 2016.
Phần Lan cam kết duy trì lợi thế của họ trong giáo dục. Cứ bốn năm một lần, chính phủ lại đánh giá kế hoạch giáo dục để thích nghi với nhu cầu thay đổi của đất nước.
Học sinh Mỹ kém hơn nhiều nước về các môn học
Đức
Năm 2000, Đức bị "sốc Pisa". OECD nhận thấy các sinh viên Đức chỉ đạt dưới mức trung bình đối với các môn học chính và những học sinh yếu kém phải chịu những thất bại giáo dục cao hơn nhiều.
Báo cáo đã gây ra một cuộc tranh luận quốc gia và hành động của chính phủ. Các tiêu chuẩn học mới đã được đưa vào, các bài kiểm tra quốc gia được lập ra và nhiều nguồn tài trợ hơn cho các gia đình có truyền thống học tập và nhập cư sớm.
Trong khi vấn đề vẫn còn đó – kết quả kiểm tra của sinh viên vẫn thấp hơn mức trung bình của OECD – song hệ thống của Đức đã cho thấy những cải tiến đáng kể.
Hàn Quốc
Khi Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc kết thúc vào năm 1945, chỉ có công dân Nhật Bản được phép dạy và theo học các trường trung học và các cơ sở giáo dục đại học và khoảng 80% dân số không biết chữ.
Ngày nay, Hàn Quốc có một trong những quần thể giáo dục tốt nhất thế giới: vào năm 2015, 69% những người từ 25 đến 34 tuổi đã hoàn thành chương trình giáo dục sau trung học, tỷ lệ cao nhất trong số tất cả các nước OECD.
Hệ thống trường học của Hàn Quốc được tập trung cao độ và luôn có các bài kiểm tra cao. Giáo viên có trình độ cao được trả lương rất cao. Giảng dạy có một con đường sự nghiệp rõ ràng ở Hàn Quốc và giáo viên được thưởng với các giải thưởng phát triển kỹ năng.
Trong khi mức lương khởi điểm cho giáo viên thấp hơn một chút so với mức trung bình của OECD là 32.202 USD, nhưng những giáo viên giỏi có thể hưởng mức lương 55.122 USD, cao hơn mức trung bình của OECD và gấp đôi thu nhập hộ gia đình trung bình của quốc gia là 21.723 USD một năm.
Giáo viên Mỹ chỉ có thu nhập bằng 68% thu nhập của những người tốt nghiệp đại học ngành khác. Mức lương của giáo viên tại Mỹ thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc, Canada, Phàn Lan, Đức hay mức trung bình của OECD.