Theo nguồn tin từ Rbth.com, Mỹ bất ngờ nới lỏng biện pháp trừng phạt chống lại việc xuất khẩu vũ khí của hãng Rosoboronexport, chứ không phải tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các hãng sản xuất vũ khí của Nga.
Điều này cho thấy, Washington đã thừa nhận máy ảnh kỹ thuật số trinh sát của Nga còn tốt hơn cùng loại tương đường của Mỹ sản xuất và việc nới lỏng cấm vận này là để giúp Mỹ sớm tiếp cận với công nghệ mới của Nga mà Mỹ chưa có được .
Máy bay Tu-214.
Đặc biệt, hàng loạt các cảm biến OSDCAM4060 được sử dụng để giám sát và chụp ảnh trên không, tất cả các hạng mục này đã được loại ra khỏi danh sách cấm vận.
Rbth.com trích dẫn nguồn tin cho hay, mục đích của việc nới lỏng cấm vận đối với Rosoboronexport chính là để giúp Mỹ mua được các máy ảnh kỹ thuật số của Nga: "Điều này chứng tỏ Mỹ đã thừa nhận Nga tuân thủ Hiệp ước về Bầu trời Mở (TOS). Song thực chất, Mỹ vẫn muốn mua các thiết bị kỹ thuật số của Nga và xem những gì Nga tuyên bố có đúng với những gì đã làm", Đại tá, TBT tạp chí quốc phòng Arsenal Otechestva , Viktor Murakhovsky của Nga cho hay.
"Đặc tính kỹ thuật của thiết bị đã được đề cập trong Hiệp ước TOS, nhưng Nga lại chế tạo máy bay Tu-214OS mới cho các chuyến bay giám sát trên lãnh thổ Mỹ, nên Mỹ nghi ngờ Tu-214OS sẽ sử dụng thiết bị độ phân giải cao hơn so với quy định", đại tá Viktor Murakhovsky nói thêm.
Cũng theo Rbth.com, chuyện bắt đầu sau khi dự án máy bay Tu-214OS mới của Nga ra đời theo hiệp ước TOS (chữ OS đứng cuối là nói về 'bầu trời mở').
Hồi tháng 3/2016, trong một cuộc phỏng vấn với trang an ninh quốc phòng Defense One, người đứng đầu Chỉ huy Chiến lược Mỹ, Đô đốc Cecil Haney nhấn mạnh, Hiệp ước TOS đã trở thành "một phần cực kỳ quan trọng đối với Nga trong việc thu thập dữ liệu thông minh liên quan đến Mỹ".
Cụ thể hơn, các thiết bị được lắp chính xác cho Tu-215OS là mối quan tâm lớn nhất của các quan chức quân sự cao cấp Mỹ.
Riêng Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, Trung tướng Vincent Stewart thừa nhận mối quan ngại, rằng "nó thực sự giúp Nga thám hiểm được nhiều bí mật của Mỹ".
Hiệp ước TOS (Treaty on Open Skies) là bản quy ước nhằm hỗ trợ tính công khai và minh bạch của hoạt động quân sự, giám sát việc tuân thủ các hiệp ước hiện hành trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, cũng như thắt chặt an ninh thông qua việc củng cố các biện pháp tin cậy.
TOS có hiệu lực từ ngày 1/1/2002, cho phép các quốc gia thành viên thực hiện những chuyến bay quan sát không vũ trang trên lãnh thổ và lãnh hải của nhau.
Mặc dù cả Nga và Mỹ đều được phép bay tuần tra công khai trên lãnh thổ của nhau, song giới quân sự Mỹ vẫn tỏ ra nghi ngờ Nga đang bí mật theo dõi và thu thập những thông tin tình báo từ Mỹ.
Phản ứng về động thái nói trên, Ivan Konovalov, Vụ trưởng Vụ Chính sách quốc phòng và kinh tế thuộc Viện nghiên cứu chiến lược Nga, cho rằng Nga không xem Mỹ là kẻ thù, còn phía Mỹ.
"Họ chỉ muốn có các khí tài tương tự như chúng ta có. Tôi không thấy có bất kỳ lý do để từ chối nhu cầu này. Hơn bao giờ hết, chúng ta hãy sẵn sàng hợp tác. Nếu không, Hiệp ước TOS sẽ trở nên vô tác dụng. Đây là nền tảng duy nhất mà cho sự hợp tác để cùng tồn tại", Ivan Konovalov nói.
"Người Mỹ thường thực dụng và một khi cấm vận được nới lỏng cho thấy 'lỗ hổng' chính phủ liên bang cần lấp đầy vì lợi ích của quốc gia. Rosoboronexport là thành viên quan trọng trong thương mại thế giới của Nga.
Nhiệm vụ của Rosoboronexport là quảng bá sản phẩm của Nga trong khu vực, và trên thế giới cho các khách hàng tiềm năng, những người mà chúng tôi không coi là kẻ thù. Không ai ở Nga từng nói, Mỹ là kẻ thù của người Nga cả", Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Chiến lược và Phân tích Công nghệ Nga nhận xét.
Washington không hài lòng với kế hoạch Nga nâng cấp máy bay Tu-214OS nên đã đưa ra áp dụng biện pháp trừng phạt chống lại Rosoboronexport vào ngày 2/9/2015 đồng thời cũng là hành động trừng phạt Moscow cho các hoạt động của Nga tại Ukraine.
Cũng theo lệnh này, các cơ quan nhà nước Mỹ đã bị cấm từ mua hàng hoá, dịch vụ từ Rosoboronexport của Nga.
Hồi tháng 7/2016 một điều khoản đã được bổ xung vào các biện pháp trừng phạt nói trên. Theo đó, các cá nhân người Mỹ muốn mua các thiết bị khí tài Nga phải có sự cho phép của Bộ Ngoại giao.
Một tháng trước đó, nhóm các nghị sĩ Mỹ đã gửi thư ngỏ cho Tổng thống Barack Obama, đề nghị không cho phép sử dụng các thiết bị cập nhật trong các chuyến bay giám sát trên lãnh thổ Mỹ trong khuôn khổ của Hiệp ước TOS.