Hiện tượng lưu ảnh hoặc burn – in không phải ngoại lệ với dòng OLED, mà những dòng TV trước đó như Plasma hay LCD đều mắc phải lỗi phần mềm này. Tuy không ảnh hưởng đến tuổi thọ của TV, nhưng burn – in lại gây ra sự khó chịu tương đối cho người sử dụng.
Burn – in, hay “lưu ảnh” là gì ?
Hiện tượng lưu ảnh xảy ra khi TV hoạt động thường xuyên, nó xuất hiện với những hình ảnh mờ ảo ( hay còn gọi là bóng mờ ) như đang “dính” vào màn hình TV. Với hầu hết các dòng TV, hiện tượng lưu ảnh sẽ biến mất sau một thời gian sau, có thể là vài giây, cũng có khi lên tới 15, 20 phút.
Ví dụ như ở màn hình hiển thị này, những dòng chữ mờ mờ về các chuyến bay trước đó vẫn ẩn hiện trên màn hình, ngay cả khi những dòng thông tin mới đã hiển thị.
Hiện tượng Burn – in không phải là mới đối với những dòng TV cao cấp, trước đó, TV Plasma hay LCD cũng đã gặp hiện tượng này.
Thậm chí, các thiết bị sử dụng màn hình AMOLED cũng thường gặp hiện tượng lưu ảnh. Đối với OLED, dù đem lại một số khó chịu nhất định cho người dùng, nhưng hiện tượng burn – in không tác động đến tuổi thọ hay độ bền của TV.
Hiện tượng burn – in đã được xác nhận rằng xảy ra với dòng TV OLED.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng Burn – in ?
OLED là viết tắt của cụm từ Organic light emitting diode, tạm dịch là đi - ốt phát quang hữu cơ. Một màn hình OLED bao gồm một lớp vật liệu hữu cơ với chủ yếu là carbon nằm giữa hai điện cực anot và catot sẽ tự động phát sáng mỗi khi có dòng điện chạy qua.
Hiện tượng Burn – in xảy ra khi hợp chất photpho phát sáng để tái tạo hình ảnh bị giảm cường độ do liên tục sử dụng trong thời gian dài và nếu liên tục xuất hiện có thể gây nguy cơ “cháy hình”.
Cũng giống như màn hình TV Plasma và LCD trước đây, màn hình OLED có thể bị lưu hình tạm thời, hoặc thậm chí là vĩnh viễn nếu thiết bị lưu giữ tĩnh điện đủ lâu.
Như ở ví dụ này, góc bên trái màn hình TV OLED xuất hiện những hình ảnh hiển thị của một menu lựa chọn. Hình ảnh xuất hiện dưới dạng bóng mờ, tuy khá khó quan sát, nhưng nếu để ý kĩ mọi người đều có thể nhận ra.
Hiện tượng Burn – in xảy ra sau thời gian sử dụng lâu dài. Đối với đối tượng người dùng phổ thông, nhu cầu xem TV chủ yếu bao gồm các chương trình truyền hình hoặc xem phim, hiện tượng Burn – in sẽ không xảy ra.
Ngoài nguyên nhân về công nghệ màn hình, hay những nhu cầu sử dụng có bao gồm nhiều hình ảnh tĩnh trong thời gian dài, các thiết lập của người dùng đôi khi cũng làm tăng nguy cơ xảy ra hiện tượng lưu ảnh tạm thời.
Đối với OLED, khi bạn điều chỉnh chế độ Contrast hoặc độ sáng của màn hình ở mức cao, nguy cơ xảy ra hiện tượng lưu ảnh sẽ rất lớn.
Một thử nghiệm nhỏ đã được đưa ra, chơi game Destiny trong vòng 45p và để màn hình hiển thị Xbox One trong vòng 1 giờ.
Một loại màn hình không bao giờ gặp hiện tượng burn-in
Trong khi các chuyên gia vẫn còn đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề nan giải này trên màn OLED thì dòng TV mới nhất của Samsung lại không gặp phải vấn nạn ấy.
Cụ thể, TV QLED vừa được tạp chí uy tín chuyên về đánh giá RTINGS cho điểm 10/10 chứng nhận hình ảnh, không hề gặp hiện tượng burn-in. Cam kết "không lưu ảnh" suốt 10 năm bảo hành TV của Samsung chính là minh chứng cho sự tự tin về chất lượng sản phẩm của nhãn.
(RTINGS là website chuyên về đánh giá sản phẩm, đặc biệt là TV. Điểm đặc biệt của website này đó là nó rất trung lập, thậm chí còn không gắn quảng cáo để chứng thực điều đó.
Sản phẩm do RTINGS đánh giá cũng không phải từ các nhà sản xuất cung cấp mà đều là do họ tự mua lấy. Điều đó làm nên điểm khác biệt của RTINGS và cũng là minh chứng cho chất lượng đánh giá của họ).
10/10 không chỉ có ý nghĩa màn QLED không gặp hiện tượng burn-in, nó còn là minh chứng cho thấy chất lượng hiển thị của TV QLED đạt tới mức độ nào.
Năm nay, Samsung đã nghiên cứu và ứng dụng chất liệu kim loại vào lõi và lớp vỏ của các chấm lượng tử (Quantum dot), giúp TV QLED đáp ứng hầu như tất cả các tiêu chuẩn chính về chất lượng hình ảnh, bao gồm cả góc nhìn, dải màu, độ sáng và độ tương phản cao hơn.
TV QLED có thể thể hiện chính xác đến 100% dải màu sắc (Color Volume) - mức hiển thị cao nhất trên thị trường hiện nay, được công nhận bởi Verband Deutscher Elektrotechnieker (VDE) - một trong những Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật lớn nhất châu Âu.
Đây cũng là tiêu chuẩn khắt khe về hiển thị hình ảnh của các nhà làm phim Hollywood, có thể giúp họ thể hiện đúng ý đồ trong kịch bản.