Vì sao hình mẫu Tổng thống Ukraine Zelensky khó lan tỏa trong các nước Xô Viết cũ?

Hoàng Xuân Thường |

Ngay sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, ông Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ hãy noi gương Ukraine.

"Mô hình Zelensky"

Các chính trị gia Ukraine từ lâu đã coi mình là tác phẩm mô phỏng xứng đáng, một hình mẫu cho nhiều nước láng giềng khác. Nhưng liệu Zelensky có thể trở thành một mô hình chính trị hấp dẫn cho không gian hậu Xô Viết - trong đó có cả nước Nga?

Vào tối ngày 21/4, trong khi nhờ các cuộc thăm dò dư luận xã hội, kết quả của cuộc bầu cử tổng thống không còn làm dấy lên bất kỳ nghi ngờ nào nữa, Zelensky đã quyết định nói một vài lời không chỉ với người dân Ukraine, mà với tất cả công dân của Liên Xô cũ, "Lúc này tôi vẫn chưa chính thức là tổng thống, tôi có thể nói với tư cách là công dân Ukraine với tất cả các nước thuộc Liên Xô cũ: 'Các bạn hãy nhìn chúng tôi đây, mọi thứ đều có thể.'"

Tuyên bố này đã thu hút sự chú ý đặc biệt ở nước Nga và các nước cộng hòa khác. Không khó để hiểu ý tưởng của vị tổng thống 40 tuổi này. Đó là mọi người hãy học Ukraine cách thay đổi chính quyền. Làm thế nào một người không thuộc giới tinh hoa chính trị có thể trở thành tổng thống? Làm thế nào những người bình thường có thể bày tỏ sự không hài lòng của họ với giới cầm quyền thông qua các cuộc bầu cử? Hãy làm như chúng tôi và ngày mai bạn sẽ đến châu Âu hoặc trên con đường đi đến đó, nghĩa là các bạn vượt qua quá khứ châu Á, quá khứ Liên Xô để gia nhập vào khối các nước tiên tiến.

Không chỉ Zelensky mà là tất cả các chính trị gia thân phương Tây trong không gian hậu Xô Viết như phe "dân chủ" cấp tiến Nga, những người chống lại tổng thống Alexander Lukashenko ở Belarus và chống [cựu] tổng thống Nazarbayev Nursultan ở Kazakhstan, đều lập luận như vậy.

Ở đây, tất cả các vấn đề được nêu ra là là không có sự thay thế người cầm quyền. Các lãnh đạo kỳ cựu đã quản lý đất nước trong 20-30 năm. Luận điểm kể trên cho rằng cần thiết là giống như ở châu Âu, hoặc ít nhất như ở Ukraine, là phải thay đổi lãnh đạo qua các cuộc bầu cử, lần lượt thay thế các đảng cầm quyền.

Và Zelensky không phải là người đầu tiên như vậy. Điều tương tự cũng được nói về Yushchenko khoảng 15 năm trước và gần đây là Saakashvili, cựu tổng thống Gruzia. Bằng con đường không phải hoàn toàn dân chủ, thông qua sự tranh quyền của Quốc hội nhưng đấy là cuộc "cách mạng hoa hồng", một cuộc nổi dậy nhân danh tự do và dân chủ.

Vì sao hình mẫu Tổng thống Ukraine Zelensky khó lan tỏa trong các nước Xô Viết cũ? - Ảnh 1.

Quang cảnh lễ nhậm chức của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 20/5/2019 (Ảnh: EPA)

Trường hợp Zelensky có thể thành công trong không gian hậu Xô Viết?

Phân tích trên tạp chí Quan điểm (Vzglyad) của Nga, nhà nghiên cứu lịch sử Peter Akopov cho biết, trên thực tế Ukraine thường thay đổi tổng thống. Ông Zelensky là tổng thống thứ sáu trong vòng 27 năm. Đồng thời, hình thức chính quyền ở Ukraine không phải là hình mẫu tổng thống mà vai trò của quốc hội là rất lớn, nghĩa là quốc hội có quyền lực hơn nguyên thủ quốc gia. Đây là một sự khác biệt cơ bản với các nước Nga, Belarus, Kazakhstan và các nước cộng hòa Trung Á. Vai trò của giới tinh hoa địa phương cũng vô cùng lớn - phần lớn họ là những người lãnh đạo đất nước, cùng với tầng lớp chính trị Kiev và giới trùm tài phiệt.

Việc thay đổi tổng thống không dẫn đến sự thay đổi giới trùm tài phiệt. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra năm 2014 (với cuộc cách mạng Maidan lật đổ tổng thống Viktor Yanukovych), bản đồ giới trùm tài phiệt của Ukraine đã thay đổi lớn.

Chiến thắng của Zelensky, theo nhận xét của ông, là "bản án" giành cho người tiền nhiệm Petro Poroshenko, đó là biểu hiện bất mãn với cả chính sách của tổng thống và toàn bộ giới tinh hoa chính trị hiện tại.

Một bộ phận của giới trùm tài phiệt chỉ đơn giản là khéo léo sử dụng những tâm trạng đã phát triển trong xã hội để đưa "đầy tớ" của nhân dân thành tổng thống, người diễn viên truyền hình, người được cho là không liên quan gì đến chính trị đến với những người chán "tầng lớp tinh hoa chính trị".

Zelensky đã được so sánh với tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Những người chiến thắng trong các cuộc bầu cử đã xoay sở để vượt qua làn sóng bất mãn với các chính trị gia chuyên nghiệp đã tham nhũng và hợp nhất với giới trùm tài phiệt.

"Sự lựa chọn châu Âu" làm cho Ukraine không chỉ mất Crimea và Donbass mà còn cả sự tách rời khỏi nước Nga, được hiểu là với toàn bộ phần độc lập tiếp tục tồn tại (ở nhiều cấp độ khác nhau từ con người đến kinh tế) sau sự tan rã của Liên Xô.

Akopov cho rằng, "tấm gương Ukraine" không thể lan truyền tới các nước cộng hòa hậu Xô Viết khác, đơn giản vì không ai trong số họ - nếu nói về phần lớn người dân và giới cầm quyền - sẽ muốn đổi tên người Nga, người Belarus, người Kazakhstan,... thành người châu Âu.

"Một số thanh niên và giới tinh hoa công khai thân phương Tây mơ ước dẫn dắt đất nước của họ theo con đường của Ukraine, nhưng ảnh hưởng của họ là hoàn toàn không đủ để thay đổi hướng di chuyển của đất nước," học giả người Nga viết. "Tất nhiên, những nỗ lực tổ chức các cuộc 'cách mạng màu' ở Belarus hoặc Kazakhstan là có thể, chỉ có điều họ không có cơ hội thành công cũng như sự xuất hiện của 'Zelensky' trong số họ."

Akopov phân tích, điều kiện chính cho sự xuất hiện của Zelensky là một trạng thái thất bại và sự mất lòng tin của nhân dân đối với giới tinh hoa. Gruzia, Armenia, Ukraine, Moldova là những quốc gia có tỉ lệ lớn dân số bị buộc phải ra nước ngoài để kiếm sống, và giới tinh hoa địa phương được phân chia thành một số nhóm đối nghịch nhau. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tất cả nhân vật "tinh hoa" đều trở nên đáng ghét như nhau trong mắt công chúng. Và điều này mang tới hệ quả là sự xuất hiện "nhà báo đơn giản" Nikol Pashinyan (thủ tướng Armenia) hoặc "đầy tớ nhân dân" Zelensky.

Hơn nữa, động cơ cá nhân của họ có thể - và thông thường là khá chân thành và yêu nước. Để thay đổi giới tinh hoa, lập lại trật tự, làm cho cuộc sống của mọi người tốt hơn - tất cả những điều này nằm trong kế hoạch của các "thần tượng nhân dân". Nhưng trong thực tế, họ gần như không bao giờ có thể thay đổi cán cân quyền lực ở đất nước của họ. Sự quy tập các tầng lớp trùm tài phiệt và nhóm lợi ích của họ vẫn là một thế lực thực sự.

"Zelensky" không có cơ hội ở Nga

Ở Nga, hệ thống quyền lực, một phần giống với hệ thống của Ukraine, là vào những năm 1990 các ông trùm tài phiệt gây ảnh hưởng to lớn đến tất cả các khía cạnh cuộc sống của đất nước.

Thực hiện tư nhân hóa chỉ có lợi cho tầng lớp này và làm tham nhũng bộ máy quan liêu. Dưới thời tổng thống Vladimir Putin, tầng lớp trùm tài phiệt đã bị loại bỏ quyền lực đến mức nó không có quá nhiều quyết định, thậm chí cả ảnh hưởng đến tình huống đối với các chính sách của tổng thống.

"Tuyệt đại đa số người dân chúng tôi hiểu rõ điều này," Akopov viết. "Với sự không hài lòng hiện tại với một số phần nhất định của 'giới tinh hoa', người ta thấy rằng Putin và chính quyền cấp cao nói chung đang tiến hành công việc nhắm mục tiêu vào việc quốc hữu hóa giới tinh hoa, tạo nên tầng lớp quản lý mới."

Hãy tưởng tượng một diễn viên nổi tiếng hoặc một đại diện khác phản tinh hoa, những người phản tinh hoa với tư cách là một ứng cử viên thành công cho chức vụ tổng thống của nước Nga là không thể.

"Vladimir Putin không phải là người đầy tớ của giới tinh hoa hay thậm chí là giới đặc quyền đặc lợi, mà là tai họa của giới này - theo nghĩa quan trọng nhất, ông là 'đầy tớ của nhân dân'. Nghĩa là ở Nga không có chỗ để xuất hiện mô hình 'ứng cử viên của nhân dân' [như Ukraine]. Thái độ [của công chúng] đối với chính quyền không đồng nghĩa với màn trình diễn của các ứng viên 'cúi mình' và cố ý đưa ra những hứa hẹn không thực tế," tác giả kết luận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại