Vì sao đầu mùa đông nóng như mùa hè rồi lại rét kỷ lục, băng tuyết ở nhiều nơi?

Trang Anh |

Cuối tháng 11, đầu tháng 12, nhiều người vẫn phải mặc áo cộc tay, áo chống nắng, tuy nhiên nhiều ngày qua, miền Bắc lại đón đợt rét kỷ lục.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 22/1, không khí lạnh được tăng cường mạnh thêm xuống miền Bắc, nhiệt độ nhiều nơi tại miền Bắc giảm mạnh xuống ngưỡng rét hại. Sau đó là những ngày miền Bắc bước vào đợt rét kỷ lục trong 8 năm trở lại đây khi nhiệt độ ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xuống dưới 10 độ C rét đậm, rét hại, khu vực vùng núi cao phía Bắc một số nơi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, xuất hiện băng giá.

Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến 7-10 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ 2-5 độ, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ, nhiều nơi xuất hiện băng tuyết.

Hàng loạt các đỉnh núi cao như Yên Tử (Quảng Ninh), Phia Oắc (Cao Bằng), Đồng Văn (Hà Giang), Fansipan, Y Tý (Lào Cai) nhiệt độ còn giảm xuống dưới 0 độ C đã gây ra hiện tượng băng giá trong nhiều ngày qua. Các tỉnh thành phía Bắc dao động từ 8-11 độ khiến nhiều trường học đã có chỉ đạo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo sức khoẻ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đợt rét đậm, rét hại diện rộng khiến miền Bắc chìm trong giá rét, có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 29/1. Bản tin mới nhất vào sáng nay (ngày 28/1) khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đã xảy ra rét hại, khu vực vùng núi cao phía Bắc một số nơi đã xuất hiện băng giá.

Ngày và đêm 28/1, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An trời tiếp tục rét hại.

Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Thanh Hóa phổ biến từ 8-11 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ từ 4-7 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ

Vì sao đầu mùa đông nóng như mùa hè rồi lại rét kỷ lục, băng tuyết ở nhiều nơi?- Ảnh 1.

Trong đợt rét kỷ lục, băng tuyết xuất hiện ở nhiều nơi - Ảnh: Người lao động

Lý giải về hiện tượng thời tiết chuyển lạnh đột ngột trên VnExpress hôm 24/1, TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết do ảnh hưởng của El Nino. Đây là hiện tượng diễn ra trong các năm El Nino với xu hướng nhiệt độ nóng hơn bình thường. Theo ông Huy, năm 2024 được dự báo xu hướng nhiệt độ nóng hơn trung bình chung của nhiều năm cùng thời kỳ từ 1,5 - 2 độ C. Vào mùa đông, các năm El Nino xuất hiện các đợt lạnh đột ngột khi nhiệt độ xuống thấp, lạnh hơn cùng thời kỳ của trung bình chung các năm trước đó.

Thông tin trên VTV News cho hay, nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng đã chỉ ra tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu, đặc biệt có sự liên quan chặt chẽ với sự ấm lên theo chu kỳ ở tâm lạnh Bắc Cực.

Cụ thể, dòng xiết ở độ cao 5000 đến 10.000 mét này khi hoạt động ổn định sẽ như hàng rào cản vùng lạnh giá ở Bắc Cực tách biệt hoàn toàn với các khu vực khác. Thế nhưng khi Bắc Cực ấm hơn bình thường, không loại trừ có tác động của El Nino và biến đổi khí hậu, khiến dòng xiết mất ổn định, có thể gây ra sự biến dạng thành lượn sóng, đẩy không khí lạnh xuống các vĩ độ thấp hơn, hoặc rút lên cao hơn, khiến không khí ấm hơn bình thường. Điều này lý giải tại sao trong mùa Đông lại có giai đoạn ấm nóng và có giai đoạn lại rét quá như vậy.

Trước đó, trên bản tin của VTV1 có lý giải, nguyên nhân của đợt rét lịch sử này là bởi trung tâm của không khí lạnh ở vùng Siberia của Nga có cường độ rất mạnh, quy mô lớn, khí áp vùng lõi lên tới 1080 mb. Đây được xác định là mức khí áp cao ít gặp khi đợt rét hồi tháng 12 năm trước chỉ là 1060 mb, có thêm dòng dẫn ở trên cao với độ cao là 5.000m nên khí lạnh tràn sâu xuống đến miền Bắc nước ta.

Lập đông gần 1 tháng nhiệt độ vẫn đạt 30 độ

Hồi cuối tháng 11, đầu tháng 12/2023 mặc dù đã lập đông được khoảng 20 ngày và đã có những đợt không khí lạnh mạnh tràn về nước ta khiến nhiệt độ miền Bắc giảm sâu, nhưng có thời điểm, nhiệt độ cao nhất ở miền Bắc vẫn ở ngưỡng cao, có những ngày chạm ngưỡng 30 độ C.

Nắng oi, độ ẩm không khí thấp khiến trời hanh khô khó chịu, thậm chí có thời điểm, người dân cảm giác nắng nóng như mùa hè.

Theo thống kê, nhiệt độ trung bình tháng 11/2023 ở khu vực Bắc Bộ phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 1-1,5 độ C, có nơi xấp xỉ 2 độ C; khu vực Trung Bộ cao hơn từ 0,7-1,2 độ C; Tây Nguyên và Nam Bộ nhiệt độ phổ biến cao hơn các năm trước từ 0,5-1 độ C.

Nói về vấn đề này trên VTC News hồi cuối tháng 11/2023, bà Lê Thị Xuân Lan - nguyên Phó phòng Dự báo Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho thông thường, tháng 11, không khí lạnh chưa quá mạnh và chưa liên tục. Khi không khí lạnh suy yếu, nhiệt độ tăng lên, đây là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, điểm bất thuờng của thời tiết năm nay theo bà Lan là không khí lạnh yếu đi thì nhiệt độ tăng lên rất rõ. Lý giải nguyên nhân của bất thường thời tiết này, theo nguyên Phó Trưởng phòng Dự báo Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, là do biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, El Nino đang ở giai đoạn cực đại. Hiện tượng này còn kéo dài tới khoảng tháng 3, tháng 4/2024, nghĩa là xuyên suốt thời kỳ chính đông.

Vì sao đầu mùa đông nóng như mùa hè rồi lại rét kỷ lục, băng tuyết ở nhiều nơi?- Ảnh 2.

Cuối tháng 11, nhiều người ra đường với áo cộc, áo chống nắng khi trời vẫn khá nắng nóng - Ảnh: VTC News

Ông Vũ Anh Tuấn - Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia - cho biết trên báo Lao Động nguyên nhân của việc nắng nóng khi đã vào đông là do hoạt động của khối không khí lạnh liên tục được tăng cường lệch đông, kết hợp thêm với trường phân kỳ trên cao. Điều này gây nên trạng thái ít mây về đêm, kéo theo hiện tượng phát xạ nhiệt mạnh từ bề mặt trái đất, làm nhiệt độ giảm mạnh về đêm.

"Còn ban ngày, trời nắng, nhiệt độ tăng cao, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Bên cạnh đó, quá trình giảm độ ẩm không khí vào buổi trưa làm gia tăng tình trạng hanh, khô vào ban ngày", báo này dẫn lời ông Tuấn nói.

Cũng cùng quan điểm với bà Lan, theo ông Tuấn, hình thái thời tiết nắng nóng khi đã lập đông một phần do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino đang diễn ra.

Tiết lộ lý do tuyến metro ở Hà Nội đề xuất thêm 16.000 tỷ đồng, tăng hơn 80% so với 16 năm trướcTiết lộ lý do tuyến metro ở Hà Nội đề xuất thêm 16.000 tỷ đồng, tăng hơn 80% so với 16 năm trước

Thành phố đề xuất tổng mức đầu tư dự án tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo gần 35.590 tỷ đồng, tăng hơn 16.030 tỷ (khoảng 82%) so với tổng mức được phê duyệt năm 2008.




Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại