Đau gót chân có nhiều nguyên nhân, trong đó có tổn thương dây chằng Plantar Facia (dây chằng mỏng nối liền từ xương gót (calcaneus) và chạy dài tới 5 ngón chân)...
Những trường hợp khác dẫn đến sưng gót chân hoặc gan bàn chân như: Thương tích vì hoạt động quá độ; Tăng cân quá nhanh và đột ngột trong một thời gian ngắn, ví dụ như phụ nữ trong thời gian mang thai; Trọng lượng của cơ thể quá nặng vì bệnh béo phì; đứng quá lâu và quá nhiều; Bệnh tiểu đường lâu năm; Nứt xương gót chân (stress fracture), bầm xương gót (bone bruise) do thương tích gây ra, buớu nước (Heel bursitis).
Gót chân thường đau nhói vài bước đầu khi mới ngủ dậy và bắt đầu đi, nhất là buổi sáng hoặc sau một thời gian nghỉ ngơi rồi lại tiếp tục đi đứng, làm việc trở lại. Vị trí đau thường xuất phát từ mé bên trong gót chân và đôi khi kéo dài bên trong của gan bàn chân.
Cháu nên đi chụp phim, có thể do giãn dây chằng ở gót chân hoặc có thể do chấn thương xương gót chân. Để lâu sẽ làm cho bệnh khó chữa trị hơn. Nếu chỉ là giãn dây chằng thì cần dùng chun ép cố định và dùng thuốc bôi ngoài như voltaren, nalfon: nếu gãy, nứt xương phải bó bột, nặng hơn phải phẫu thuật.