Vì sao đang là "ông lớn" trong làng điện thoại, LG gục ngã trước Samsung rồi mất hút ở Việt Nam?

Mạnh Kiên |

"Cái chết" của điện thoại LG khiến nhiều người tiếc nuối nhưng đó là một cái kết đã được dự báo trước.

Thực tế là không chỉ ngừng bán ở Việt Nam, điện thoại LG đã không còn xuất hiện trên toàn cầu. Từng là nhà sản xuất điện thoại Android hàng đầu, LG đã khiến người hâm mộ thất vọng khi tuyên bố từ bỏ điện thoại thông minh từ tháng 7/2021. Thông báo này diễn ra sau nhiều tháng đồn đoán công ty đang tìm cách bán lại hoặc thu hẹp bộ phận sản xuất của mình.

Kể từ đó đến nay, điện thoại LG chỉ còn là dĩ vãng. Thứ mà người dùng Việt Nam tìm được hiện giờ chỉ là những chiếc điện thoại cũ đã ra mắt từ cách đây 5-6 năm, được bán với giá vài triệu đồng.

Trong khi nhiều người hâm mộ LG bị sốc trước thông báo từ bỏ, tin tức không gây ngạc nhiên cho những người trong giới công nghệ. Mặc dù nổi tiếng với việc cho ra mắt các thiết bị có thiết kế sáng tạo, chất lượng cao nhưng công ty vẫn liên tục gặp khó khăn trước các đối thủ lớn, đặc biệt là Apple và Samsung.

Ngoài ra, bộ phận điện thoại thông minh của LG đã thua lỗ trong nhiều năm. Trên thực tế, trong 5 năm trước thông báo rời bỏ, doanh nghiệp đã lỗ khoảng 4,5 tỷ USD (theo The Korea Herald), khiến LG rơi vào thế không thể gồng được thêm.

Với rất nhiều thành tựu được công nhận, nhiều người đã tự hỏi: Điều gì đã xảy ra với một thương hiệu thành công như vậy? Tại sao LG không thể đạt được sức hút lớn trên thị trường điện thoại thông minh, mặc dù họ dường như có đủ mọi yếu tố cần thiết?

Vì sao đang là "ông lớn" trong làng điện thoại, LG gục ngã trước Samsung rồi mất hút ở Việt Nam?- Ảnh 1.

Đứng giữa lưng chừng

Cái chết của mảng điện thoại LG là kết quả của việc bị mắc kẹt ở giữa thị trường điện thoại thông minh, nơi họ không thể định vị được mình ở phần trên hay phần dưới.

Ở phân khúc cao cấp, Apple và Samsung đã nhanh chóng chiếm hữu những ngóc ngách của riêng mình. Theo ghi nhận của GadgetMatch, mặc dù là thương hiệu ngang hàng với Samsung trong các ngành công nghệ lớn, LG thường phải bán điện thoại với mức giá thấp hơn để cạnh tranh với Samsung và Apple.

Điều này phần nào đó đã làm mờ đi hình ảnh thương hiệu cao cấp và làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của nhà sản xuất hàng đầu Hàn Quốc. Nó cũng làm tê liệt khả năng của công ty trong việc khai thác "yếu tố độc đáo" mà cả Apple và Samsung đều được hưởng lợi hoặc thu được lợi nhuận từ việc tạo ra những chiếc điện thoại có lợi nhuận cao.

Ở phía ngược lại, điện thoại của công ty vẫn có giá quá cao để cạnh tranh với phân khúc thấp hơn của thị trường, vốn bị thống trị bởi các công ty như Huawei và Xiaomi. Kết quả cuối cùng là LG bị kẹt ở giữa, không có lợi nhuận cao như Apple và Samsung cũng như doanh số cao của Huawei, Xiaomi và các hãng khác.

Vì sao đang là "ông lớn" trong làng điện thoại, LG gục ngã trước Samsung rồi mất hút ở Việt Nam?- Ảnh 2.

Đổi mới không có tầm nhìn

Một trong những điều khiến LG trở nên khác biệt là họ sẵn sàng thử nghiệm và đổi mới các thiết kế.

Ví dụ: LG G5 có thiết kế mô-đun cho phép người dùng hoán đổi nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như phụ kiện camera hay mô-đun âm thanh nâng cấp. Thật không may, mặc dù nghe thì có vẻ hay nhưng ứng dụng thực tế của việc lắp ghép như vậy lại hạn chế. Thiết kế này cũng bị chỉ trích vì không thể thay thế nhanh, buộc người dùng phải tháo pin ra để thay thế mô-đun.

Điều tương tự cũng xảy ra với LG Wing, một chiếc điện thoại có màn hình thứ hai có khả năng xoay. Khi mở ra, nó tạo thành hình chữ "T", với màn hình thứ hai vuông góc với màn hình dọc tiêu chuẩn. Tuy nhiên, giống như G5, tính năng này không có ứng dụng thực tế và có mức giá cao.

Mặc dù đổi mới chắc chắn là điều tốt, nhưng đổi mới không có tầm nhìn rõ ràng có thể hủy hoại mọi nỗ lực của công ty.

Vì sao đang là "ông lớn" trong làng điện thoại, LG gục ngã trước Samsung rồi mất hút ở Việt Nam?- Ảnh 3.

Phần mềm tệ hại

Chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài của LG là phần mềm. Nói phần mềm tệ vẫn còn là lịch sự. Vì thực tế nó còn tệ hơn rất nhiều.

Trong khi Apple, Samsung và Google liên tục nỗ lực cải thiện trải nghiệm phần mềm cho người dùng thì LG dường như chưa bao giờ hiểu hoặc quan tâm đến mức độ quan trọng của điều đó.

Nhân viên Shopee đột tử khi đang làm việc gây rúng độngNhân viên Shopee đột tử khi đang làm việc gây rúng động

Làm việc quá giờ và điều kiện làm việc khắc nghiệt là những vấn đề đau đầu đối với ngành công nghệ Trung Quốc.

Điện thoại giá rẻ có phần mềm khó chịu là một chuyện. Nhưng khi chiếc điện thoại đó đang cố gắng cạnh tranh với những cái tên như Apple và Samsung, cả về thiết kế lẫn giá cả, đơn giản là không thể có chuyện trải nghiệm giao diện người dùng ở mức dưới chuẩn. Thật không may, LG chưa bao giờ học được bài học này.

Mặc dù chưa bao giờ lọt vào vị trí cao hơn trên thị trường điện thoại thông minh nhưng sự vắng mặt của LG vẫn là một tổn thất lớn. Công ty đã tạo ra những thiết bị bền bỉ, chất lượng và không ngại thách thức sự nhàm chán của thị trường bằng các thiết kế mới mẻ. Nếu LG biết kết hợp điều đó với một tầm nhìn rõ ràng hơn, thị trường điện thoại thông minh có lẽ đã rất khác và thú vị hơn nhiều.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại