Vì sao chú chó này có thể vượt qua hơn 400 km để về với chủ cũ?

Hoàng Anh |

Khả năng định vị tuyệt vời của một số loài động vật, đặc biệt là loài chó khiến con người không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cơ chế tạo ra những khả năng ấy vẫn còn là một ẩn số.

Bằng cách nào chó tìm được đường về nhà? Chim bồ câu về tổ sau những tháng ngày rong ruổi "kiếm ăn xa"? Hay sự di cư sinh sản theo mùa của loài cá heo lưng gù.... hiện vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải đáp chính xác.

Vì sao chú chó này có thể vượt qua hơn 400 km để về với chủ cũ? - Ảnh 1.

Cuộc sống hiện đại khiến con người lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ mà bẵng đi những bản năng "trời sinh".

Những chiếc "smartphone" hay la bàn giúp chúng ta dễ dàng định vị và xác định phương hướng. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt không có sự trợ giúp của bất kỳ phương tiện nào, con người sẽ xử trí ra sao?

Các loài động vật thì không như vậy, chúng hoàn toàn sử dụng "la bàn bên trong" của mình để ghi nhớ địa điểm.

Chuyện cổ tích thời hiện đại

Vào hồi tháng Tư, câu chuyện về chú chó đặc biệt – Peru - vượt gần 400 km trong hai tuần để quay về nhà với chủ cũ đã thật sự gây kinh ngạc, thu hút truyền thông thế giới.

Vì sao chú chó này có thể vượt qua hơn 400 km để về với chủ cũ? - Ảnh 2.

Pero – một chú chó chăn cừu 4 tuổi đã được người chủ của mình tặng cho một người bạn ở Cockermouth, Cumbria. Ngay sau đó, chú chó này đã tìm đường về vì quá nhớ nhà.

Chó vốn nổi tiếng là người bạn thân thiết và trung thành với con người. Peru là một minh chứng điển hình nhất cho điều đó.

"Thần giao cách cảm" hay một "la bàn đặc biệt" nào đó đã đưa chú chó trở về với người chủ thân yêu?

Và "la bàn đặc biệt bên trong" đó là gì?

Phần lớn các loài động vật sử dụng giác quan của mình để định vị, định hướng không gian. Chẳng hạn:

- Loài kiến sa mạc sử dụng yếu tố môi trường, ánh sáng Mặt Trời, các ngôi sao và những góc độ của ánh sáng được biết đến như tia sáng phân cực để định vị.

-Ong mật sử dụng khứu giác của mình như một la bàn thực thụ.

-Các loài khác như rùa biển, một số động vật lưỡng cư, tôm hùm và các loại chim nhờ định vị từ tính mà có thể di chuyển hay xác định vị trí, mục tiêu cụ thể.

Ưu điểm của định vị từ tính là không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, chu kỳ của ánh sáng, bóng tối hay mùa vụ,…

- Ngoài sử dụng "la bàn từ tính đặc biệt" chim còn có thể quan sát ánh sáng Mặt Trời và các ngôi sao để định hướng không gian.

- Các loại giun tròn kí sinh và một số loài khác nhờ những rung động địa chấn để tìm kiếm mồi.

Vì sao chú chó này có thể vượt qua hơn 400 km để về với chủ cũ? - Ảnh 3.

- Dơi, chim và động vật có vú biển cũng có thể định vị bằng âm thanh hoặc hạ âm, nghĩa là chúng sử dụng sự lan truyền âm thanh (thường là dưới nước) để tìm đường di chuyển, liên lạc hoặc phát hiện các đối tượng khác.

Đến đây, chúng ta lại đặt ra câu hỏi: Vì sao chú chó Peru có trí nhớ siêu biệt như vậy? Các nhà khoa học cho rằng chú chó này đã sử dụng tích hợp các phương pháp định vị như đã kể trên.

Chó có khứu giác siêu nhạy (khoảng 230 triệu tế bào khứu giác, trong khi mũi người chỉ có 10-11 tế bào).

Không phải là điều ngạc nhiên khi chúng có thể phát hiện ra biển từ cách đó hàng chục km chỉ bằng cách đánh hơi.

Ngoài ra, thính giác của chó cũng rất tốt. Nó có thể nghe thấy 35 nghìn âm rung trong một giây. Nói cách khác chúng có thể nhận ra âm thanh chỉ trong 6/100 giây.

Một số nghiên cứu mới đây còn cho biết chó và các loài linh trưởng có một phân tử kết hợp với Magnetoreceotion, chúng đóng một vai trò rất lớn trong việc xác định từ trường của Trái Đất.

Vì sao chú chó này có thể vượt qua hơn 400 km để về với chủ cũ? - Ảnh 4.

Cryptochrome là một phân tử cảm ứng ánh sáng nó giúp thực vật và cá điều chỉnh lại nhịp độ trong cơ thể và nhìn thấy được.

Một số giả thuyết cho rằng phân tử này có trong các tế bào hình nón ở võng mạc của một số loài động vật như chó, cáo, sói, gấu hay một số loài linh trưởng như đười ươi.

Cơ chế hoạt động của phân tử này hiện vẫn chưa xác định, tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định rằng chúng không liên quan đến định vị từ trường – Magnetoreception.

Như vậy, tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất đều chủ động sử dụng "la bàn bên trong" của mình để xác định không gian.

Nhưng mỗi loài lại tiến hóa theo những cách riêng để sử dụng từ trường hay các "la bàn đặc biệt bên trong" khác để định vị.

Cuối cùng, chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng câu chuyện về chú chó Pero chỉ là một trong những trường hợp hi hữu. Bởi không phải chú chó nào cũng có thể vượt hàng trăm cây số trong một thời gian dài như vậy để có thể tìm được đường về nhà. Đây quả thực là một kỳ tích!

Nguồn: Sciencealert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại