Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là tính năng an toàn được trang bị trên hầu hết các dòng xe ô tô hiện đại. Tác dụng của nó là ngăn ngừa xảy ra tình trạng bó cứng bánh xe khi tài xế phanh khẩn cấp.
Trong trường hợp những xe không trang bị hệ thống ABS, khi tài xế đạp phanh đột ngột, bánh lái sẽ bị bó cứng không thể điều khiển, rất dễ dẫn tới tình trạng trượt bánh, mất lái và gây nguy hiểm.
Với các xe được trang bị hệ thống ABS, đèn báo ABS sẽ báo sáng sau khi cắm chìa khóa để báo cho người dùng hệ thống đang hoạt động. Sau khi động cơ đã nổ, đèn báo này sẽ tắt đi.
Do vậy, trong quá trình điều khiển phương tiện, nếu tài xế thấy đèn báo lỗi ABS trên ô tô sáng đột ngột chứng tỏ hệ thống ABS đang gặp vấn đề. Lúc này, hệ thống ABS có thể vẫn hoạt động nhưng tài xế phải nhanh chóng kiểm tra và sửa chữa để đảm bảo an toàn.
Hệ thống phanh EPS trên ô tô là công nghệ điều khiển lái dựa trên trợ lực điện, động cơ điện này được sử dụng để trợ lực lái cho hệ thống lái trên ô tô.
Thay vì sử dụng cơ cấu cơ học và hệ thống thủy lực như trong hệ thống lái truyền thống, EPS sử dụng mô-đun điều khiển điện tử để điều khiển động cơ và cung cấp lực lái tương ứng.
Đèn cảnh báo này có hình dạng của vô lăng, đôi khi có dấu chấm than. Đối với xe ô tô có trợ lực lái điện, đèn có thể là EPS, cho trợ lực lái điện.
Nguyên nhân khiến đèn cảnh báo ABS và EPS bật sáng vào buổi sáng là do dầu trợ lực lái thấp hoặc dầu trợ lực lắng xuống và nguội đi sau một đêm xe dừng nghỉ. Nếu là trường hợp này thì đèn sẽ nhanh chóng tắt sau đó. Còn nếu vẫn báo sáng kéo dài, tài xế cần kiểm tra mức chất lỏng ngay lập tức. Trong trường hợp thiếu chất lỏng thì giải pháp xử lý là thêm dầu trợ lực chính xác, sau đó đèn sẽ tắt.
Tuy nhiên, việc mức dầu trợ lực thấp có nghĩa là có sự rò rỉ cần được khắc phục sớm nhất. Do vậy, việc đổ thêm dầu chỉ là giải pháp tạm thời.
Trường hợp mức dầu không phải là nguyên nhân gây báo sáng thì phương tiện cần được chẩn đoán để sớm có giải pháp sửa chữa phù hợp.